Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 62 - 65)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác thanh tra hành chính trong lĩnh

2.3.5 Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động

cũng đóng vai trị quan trọng và ảnh hướng khơng nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi người được bổ nhiệm Thanh tra viên phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Thanh tra viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, cơng minh, khách quan, tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 02 năm làm cơng tác thanh tra; đối với Thanh tra viên chun ngành cịn phải có kiến thức chun mơn về chun ngành đó. Sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên.

2.3.5 Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra thanh tra

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, quy định như vậy xuất phát từ đặc thù của công tác thanh tra. Việc phối hợp cũng được thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. Sự phối hợp đó được thể hiện ngay trong nội bộ cơ quan thanh tra, như: Việc phối hợp để công bố quyết định thanh tra; xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra...hay giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thơng tin, tài liệu, giải trình và chấp hành quyết định xử lý sau thanh tra.

Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thơng tin cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc để cơ quan thanh tra biết.

Công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vai trị quan trọng vào q trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội đã và

đang trở thành những lực lượng xung kích trong việc phát hiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội. Sự khen chê của công luận và dư luận xã hội có một sức mạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân. Đối với hoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra đã được công luận, dư luận quan tâm, chú ý. Ở những cuộc thanh tra tra này, kết quả thanh tra thường sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề xã hội đang bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, một loạt phóng sự điều tra...về những hành vi vi phạm của người có chức quyền trong hoạt động quản lý, để xảy ra sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý. Tuy nhiên, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh đúng đắn và bình luận một cách khách quan, khơng thiên vị sẽ là điều hết sức thuận lợi cho cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một cách phiến diện, chủ quan thì khi tiến hành thanh tra, cơ quan thanh tra phải chịu một áp lực không nhỏ từ công luận và dư luận xã hội. Trong trường hợp như vậy rất có thể dẫn tới việc ra những quyết định, xử lý theo dư luận và cơng luận xã hội, làm mất đi tính khách quan của hoạt động thanh tra và do vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác này.

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, trên cơ sở tiếp cận các văn bản pháp quy và nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ sở khoa học về hoạt động thanh tra hành chính, nội dung của cơng tác thanh tra hành chính, pháp luật về thanh tra hành chính và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Từ những phân tích trên cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thanh tra, có những yếu tố đã và đang được phát huy, song cũng có những yếu tố chưa được đề cập đúng mức trong quá trình hoạt động thanh tra. Do vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra cần phải đánh giá được các yếu tố tác động, để từ đó có các giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của từng yếu tố. Những cơ sở lý luận trong chương 2 là tiền đề để tác giả

nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện chất lượng cơng tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh .

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w