Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2 Tổng quan về thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.2.3.1 Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý

khác. Thanh tra hành chính bao gồm: Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được duyệt, thanh tra đột xuất và thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra xây dựng là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực xây dựng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành xây dựng, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng. Thanh tra xây dựng là hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước nhằm kiểm tra xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Thanh tra xây dựng thường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để giúp cho nhà quản lí trong lĩnh vực xây dựng đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra.

1.2.3.1 Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước chính nhà nước

Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Các giai đoạn này gồm những công việc như: truyền đạt quyết định; lập kế hoạch tổ chức; điều chỉnh quyết định; kiểm tra việc thực hiện quyết định và tổng kết tình hình thực hiện quyết định. ở đây kiểm tra được hiểu là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra ngun nhân và từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.

Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Muốn cho công việc kiểm tra có kết quả, cần có những kế hoạch rõ ràng, làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra; sắp xếp tổ chức khoa học, hợp lý nhằm xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch. Cần tiến hành

thường xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra : kiểm tra lường trước, kiểm tra những điểm trọng yếu, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra từ dưới lên...

Trong một phạm vi, chừng mực nhất định nào đó, hoạt động kiểm tra theo nghĩa thơng thường có thể đưa lại những thơng tin cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việc tìm ra giải pháp phù hợp. Nhưng ở một cấp độ cao hơn của công tác quản lý Nhà nước, hoạt động kiểm tra theo nghĩa thông thường chưa đáp ứng được yêu cầu của việc tìm giải pháp phù hợp đó. Thực tiễn điều hành, quản lý nói chung và quản lý Nhà nước nói riêng địi hỏi trong nhiều trường hợp phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường. Phương thức kiểm tra này không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện sai lệch của đối tượng bị quản lý so với yêu cầu đề ra mà cịn phải tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự sai lệch đó. Nếu có yếu tố trách nhiệm thì đương nhiên phải chỉ rõ trách nhiệm đó thuộc về ai? tổ chức, cá nhân nào? Chính từ việc tìm ngun nhân và quy trách nhiệm cùng những yếu tố khác đã làm nảy sinh những yêu cầu mới đối với chính hoạt động kiểm tra như phải thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu nhiều hơn, phức tạp hơn; nhận xét và đánh gía, phân tích tổng hợp nguyên nhân; xử lý và kiến nghị xử lý các đối tượng sai phạm... loại hình kiểm tra như vậy hay nói cách khác phương thức chính là hoạt động thanh tra. Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu khơng thể thiếu được trong q trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.

Khi nhà nước ra đời, phần lớn các công việc quản lý xã hội đều do nhà nước quản lý. Để quản lý xã hội, bất kì nhà nước nào cũng ban hành pháp luật và tiến hành quản lý xã hội bằng pháp luật. Nội dung quản lý xã hội bằng pháp luật được thể hiện trên ba phương diện: Nhà nước ban hành pháp luật; Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật; Nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật.

Như vậy, pháp luật trở thành công cụ đắc lực có hiệu quả khơng thể thay thế để nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật tự thân nó khơng thể đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệu quả nếu thiếu bàn tay quyền lực của nhà nước. Nhà nước, bằng bộ máy và các nguồn lực của mình sẽ tổ chức, điều hành để biến các qui định pháp luật thành hành động thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân, và cuối cùng, nhà nước phải kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả của pháp luật. Điều đó cho thấy rằng, thanh tra là một khâu trong ba mặt thống nhất của quản lý. Nó khơng thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w