Nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 85)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3 Đề xuất một số giải pháp hồn thiện chất lượng cơng tác thanh tra hành chính

3.3.2.1 Nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra hành chính

Cần thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ từ công tác chuẩn bị thanh tra đến giai đoạn kết thúc thanh tra, cụ thể:

Công tác chuẩn bị thanh tra. Để cuộc thanh tra hành chính đạt hiệu quả, địi hỏi cơng tác chuẩn bị phải được thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm phải được tiến hành cụ thể, được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ và phù hợp thực tiễn địa phương

Hai là, công tác khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu ban đầu phải được thực hiện nghiêm túc. Báo cáo khảo sát phải trung thực. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thơng tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình về các thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm sốt của đối tượng thanh tra; các thơng tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra. Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Ba là, Xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.

Thực hiện thanh tra. Về thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu: Tổ chức thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra đưa về trụ sở Thanh tra tỉnh để các thành viên Đoàn thanh tra tập trung làm việc tại trụ sở; trường hợp phải đi xác minh thực tế, Trưởng đoàn thanh tra phải lập kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian,

địa điểm trình Chánh thanh tra phê duyệt tạo thuận lợi cho lãnh đạo thanh tra trong việc kiểm tra, giám sát các Đoàn thanh tra. Về tiến độ thanh tra: Chánh thanh tra cần thường xuyên kiểm tra, yêu cầu báo cáo tiến độ, kết quả thanh tra để từ đó kịp thời chỉ đạo, giúp đỡ các Đồn thanh tra hành chính tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Đồng thời, qua các lần báo cáo sẽ hạn chế những nội dung mà các Đoàn thanh tra, các thành viên Đồn thanh tra dễ bị mua chuộc, lơi kéo bỏ qua sai phạm trong quá trình thanh tra.

Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Đồn thanh tra hành chính. Các Đồn thanh tra hành chính hoạt động theo quy chế của Đồn thanh tra. Luật Thanh tra năm 2010 cũng đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi của mình trong quá trình thanh tra. Tuy nhiên, do Quy chế hoạt động của Đồn thanh tra đang cịn nhiều bất cập nên làm ảnh hưởng không nhỏ trong vấn đề kiểm tra, giám sát các Đoàn thanh tra. Bên cạnh đó, tác động xấu của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều đối tượng thanh tra dung nhiều thủ đoạn, hành vi nào nhằm trốn tránh các sai phạm của mình kể cả lơi kéo, mua chuộc Trưởng đoàn, các thành viên đoàn thanh tra. Thực tế, trên phạm vi cả nước đã xảy ra một số trường hợp cán bộ, thanh tra viên một số Đồn thanh tra đã khơng vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo đã vi phạm quy chế hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ thanh tra bị xử lý hành chính, đặc biệt có một số vụ bị xử lý hình sự.

Để nâng cao hiệu quả thanh tra hành chính thì việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Đồn thanh tra hành chính là việc làm cấp bách và cần thiết. Nó vừa có tác dụng phịng ngừa các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ quyền hạn của cán bộ thanh tra trong quá trình thanh tra; làm trong sạch bộ máy thanh tra đồng thời ngăn chặn việc lôi kéo, mua chuộc cán bộ Đồn thanh tra trong q trình thực thi nhiệm vụ. Để làm tốt công tác này, cần thực hiện một số nội dung sau:

Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Thanh tra tỉnh phải thường xuyên sâu sát, kiểm tra chặt chẽ các Đồn thanh tra trong việc thực thi cơng vụ. Tổ chức kiểm tra đột xuất các Đoàn thanh tra về nội dung thanh tra so với Kế hoạch thanh tra được duyệt; kiểm tra nhật ký Đoàn thanh tra… Làm việc với lãnh đạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến

nội dung thanh tra để nắm bắt các thông tin, ý kiến phản ánh đối với Đoàn thanh tra để xử lý, chấn chỉnh kịp thời các hành vi, việc làm sai sót (nếu có) của các thành viên đoàn thanh tra. Kiểm tra, thanh tra lại (trường hợp có dấu hiệu vi phạm) để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của các thành viên Đồn thanh tra trong q trình thanh tra. Đặc biệt đối với các hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng phải kiên quyết xử lý thật nghiêm để làm gương cho các trường hợp khác.

Quá trình kết thúc thanh tra, căn cứ vào hồ sơ tài liệu đã thu thập được trong q trình thanh tra, đồn thanh tra tiến hành xây dựng báo cáo thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra cho người ra quyết định thanh tra. Đối với dự thảo kết luận thanh tra phải thơng qua đối tượng thanh tra, có mời cơ quan chủ quản của đối tượng thanh tra, các phịng, ban chun mơn có liên quan đến nội dung kết luận thanh tra, UBKT cùng cấp (nếu có kiến nghị liên quan đến xử lý kiểm điểm, kỷ luật đối tượng thuộc diện cấp ủy quản lý) tham dự để đảm bảo dân chủ, công khai, đúng pháp luật, từ đó tạo sự thống nhất cao; kết luận có tính khả thi. Việc dự thảo kết luận thanh tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Bảo đảm trung thực, chính xác, mạch lạc, rõ ràng và đúng pháp luật. Khác với các loại văn bản khác, dự thảo kết luận thanh tra yêu cầu từ ngữ phải đơn nghĩa rõ ràng, không dùng từ đa nghĩa, hành văn mạch lạc, các sự kiện, nhận định, đánh giá phải căn cứ vào các quy định pháp luật; phải có thơng tin, số liệu cụ thể để chứng minh và cơ sở tham chiếu để phân định rõ mức độ ưu, khuyết điểm hoặc sai phạm. Dự thảo Kết luận thanh tra phải phản ánh đúng sự thật khách quan, thể hiện đầy đủ các nội dung đã thanh tra và kết quả đã thu thập được, không được kết luận những nội dung không được thanh tra.

Nội dung dự thảo kết luận thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm; phải đầy đủ các nội dung, đúng phạm vi, thời kỳ thanh tra. Trường hợp trong quá trình thanh tra, những vấn đề phát hiện mới mà nội dung vấn đề không nằm trong phạm vi nội dung quyết định thanh tra thì có thể kết luận chung hoặc tách riêng kết luận tại văn bản khác. Dự thảo Kết luận thanh tra phải kịp thời, thể hiện ý thức cơng vụ nói chung và trách nhiệm với công việc của Trưởng đồn thanh tra nói riêng. Dự thảo Kết luận thanh tra

chậm trễ làm cho việc tham mưu và ban hành kết luận xử lý kết quả thanh tra mất đi tính kịp thời, có khi khơng cịn ý nghĩa, thậm chí gây ra hậu quả trong quản lý. Để nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra hành chính, tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra hành chính, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Để kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đi vào cuộc sống thì việc theo dõi, đơn đốc, kiểm tra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải được quan tâm đúng mức mà trước hết là sự quan tâm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp với yếu cầu của từng nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan cấp trên phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với thủ trưởng cơ quan cấp dưới, thường xuyên tiến hành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử lý người có hành vi vi phạm; kiên quyết thực hiện các quyết định xử lý đã ban hành, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm. Việc xử lý sau thanh tra cần khách quan, công bằng, đúng người, đúng việc, tương xứng với những hành vi vi phạm pháp luật của tập thể, cá nhân.

Thực hiện công khai, minh bạch kết luận, quyết định xử lý về thanh tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Việc công khai, minh bạch các kết luận thanh tra theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Thông tư quy định về công khai các kết luận thanh tra và công khai kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra sẽ giúp người có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đối tượng phải thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra quan tâm và chú trọng hơn hoạt động này; giúp tăng cường sự giám sát

của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cần thực hiện đúng đối tượng, phù hợp yêu cầu và tuân thủ những quy định bảo vệ bí mật nhà nước. Khi cơng khai kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cần căn cứ vào đối tượng công khai để quyết định nội dung công khai đúng với yêu cầu. Cụ thể, đối với cơ quan, tố chức, cá nhân là đối tượng thanh tra cần cơng khai tồn bộ kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; đối với đối tượng thanh tra có liên quan thì có thể chỉ cơng khai những nội dung liên quan trực tiếp tới họ; đối với cơ quan thơng tin báo chí thì tùy thuộc vào nội dung, độ mật các thơng tin, số liệu để thực hiện việc công khai một phần hay toàn bộ kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tăng cường giáo dục pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của các đối tượng thanh tra trong việc chấp hành nghiêm túc các kết luận thanh tra, các kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi ngành thanh tra phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng cho toàn thể xã hội nhất là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…

Nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Để việc thực hiện các kết luận thanh tra đạt hiệu quả cao, ngoài yêu cầu về nội dung kết luận cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực, đúng pháp luật, các kiến nghị cũng cần cân nhắc đến tính phù hợp với thực tiễn và yêu cầu công tác quản lý. Điều này cũng tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có hiệu quả.

Tăng cường giải pháp về sự phối hợp giữa cơ quan hữu quan trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Để nâng cao hiệu quả thanh tra hành chính cần chú trọng tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Cuộc thanh tra hành chính thực hiện nghiêm các quy trình quy định; thanh tra phát hiện được nhiều sai phạm nhưng các kết luận, kiến nghị không được đối tượng thanh

tra chấp hành hoặc chấp hành khơng nghiêm túc thì hiệu quả của cuộc thanh tra này đạt hiệu quả không cao.

Để các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được chấp hành nghiêm, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải có văn bản chỉ đạo các đối tượng liên quan đến các nội dung đã được kết luận, kiến nghị phải chấp hành nghiêm túc và hạn thời gian phải báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan thanh tra ban hành kết luận. Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của đối tượng thanh tra, UBKT cùng cấp trong việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý về hành chính và kinh tế. Đối với các trường hợp chây ỳ trong thực hiện quyết định, cần có các biện pháp mạnh như cơng khai trên các phương tiện thông tin, đại chúng (báo, đài phát thanh - truyền hình), đề nghị các cơ quan hữu quan (Ban Thi đua khen thưởng, sở Kế hoạch đầu tư…) phối hợp trong việc xử lý các trường hợp chây ỳ, không thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra; phối hợp với Kho Bạc nhà nước, Sở Tài chính để thu hồi kinh tế tránh thất thốt tiền và tài sản của Nhà nước.

3.3.2.2 Tăng cường cơng tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác thanh tra hành chính

Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI xác định: Cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả cơng việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.

Đối với Thanh tra tỉnh cần chú trọng và tăng cường cơng tác cải cách hành chính để góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức bộ máy tinh gọn; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức Thanh tra tỉnh có phẩm chất và năng lực, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần thực hiện tốt các nội dung sau: Thực hiện cải cách hành chính một cách đồng bộ trên các lĩnh vực: thủ tục hành chính, tổ chức bộ

máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, cải cách tài chính cơng và hiện đại hố nền hành chính. Cơng khai, minh bạch các quy định của Nhà nước và bố trí cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất, năng lực theo u cầu cơng việc; đồng thời gắn với đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý Nhà nước, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính. Tăng cường cơng tác xây dựng, rà soát các văn bản pháp luật; công tác kiểm tra, đôn đốc trong việc thực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w