6. Cấu trúc của luận văn
1.3 Tổng quan chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng
1.3.3 Những kinh nghiệm
Việc tổ chức thi hành pháp luật về thanh tra của các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình của Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; coi trọng và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm để kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thanh tra từ phía các chủ thể thuộc khu vực
Nhà nước và xã hội. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và trong hệ thống thanh tra.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát các quy định pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan để sửa đổi, bổ sung, thay thế bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn công tác thanh tra.
Tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài ngành thanh tra trong thẩm định, rà soát, điều chỉnh và điều phối trong xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, bảo đảm hạn chế thấp nhất sự chồng chéo và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, chất lượng các cuộc thanh tra được nâng lên, trong thời gian tới cần có giải pháp quan trọng mang tính chất lâu dài, đó là sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra năm 2010 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành (các nghị định của Chính phủ, thông tư của Thanh tra Chính phủ), các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra; các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, không kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được thanh tra. Đồng thời, phải nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kết luận, kiến nghị phải chính xác, khách quan, trung thực, không bao che hành vi vi phạm. Việc công khai kết luận thanh tra phải đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra về việc thực hiện các kết luận, đặc biệt phải nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản sai phạm. Đối với công tác thanh tra chuyên ngành cần triển khai kịp thời, chủ động thanh tra, kiểm tra đột xuất tập trung vào các lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.
Kết luận chương 1:
Nội dung chương 1 đã nêu những vấn đề khái quát về công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng, về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ bản và vai trò vị trí chức năng hoạt động thanh tra, tổng quát những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt động thanh tra ở Việt Nam. Theo đó, công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng là một hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về xây dựng, kịp thời phát hiện những sơ hở, những hạn chế, vi phạm để xử lý, chấn chỉnh và đồng thời phát huy những nhân tố tích cực nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng công trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Kết quả của chương 1 là cơ sở để nghiên cứu chi tiết hơn những vấn đề lý luận, những cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng ở chương 2 và nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn địa phương ở chương 3.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG