6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Nội dung công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng
2.2.1 Chủ thể, đối tượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng
Chủ thể tiến hành thanh tra hành chính
Luật Thanh tra hiện hành không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh) và cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Việc quy định về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắc phục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra. Theo quy định của Luật Thanh tra, tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước được xây dựng phải bảo đảm tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, điều hành của cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dưới. Các cơ quan thanh tra phải có tính độc lập, chủ động trong hoạt động thanh tra, nhất là sự chủ động trong kết luận, kiến nghị và xử lý về thanh tra, đồng thời phải quy định cho cơ quan thanh tra cấp trên bổ nhiệm, cách chức người đứng đầu quan thanh tra cấp dưới. Tuy nhiên, việc tổ chức các cơ quan thanh tra phải phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Việc quy định về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắc phục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Đối tượng của thanh tra hành chính là hướng tới đối tượng trong bộ máy, người thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
- Đối tượng thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước các cấp (trung ương, tỉnh, huyện). Cơ quan tổ chức cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý của từng cấp. Đối tượng thanh tra hành chính cịn được điều chỉnh ở Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra ngành xây dựng đối tượng thanh tra bao gồm: Cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ xây dựng và của Sở xây dựng theo ủy quyền hoặc phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối tượng thanh tra của thanh tra trong lĩnh vực xây dựng có phạm vi rộng, có liên quan rất nhiều chủ thể nhà thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư và rất nhiều tổ chức cá nhân có liên quan khác.