Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 74 - 77)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2 Thực trạng về chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

3.2.2 Những tồn tại, hạn chế

Một số cuộc thanh tra hành chính kết luận thanh tra cịn trễ hạn, chất lượng cũng còn hạn chế nhất định về nội dung và kết luận xử lý chưa đạt yêu cầu đề ra; trình tự, thủ tục thực hiện cũng cịn thiếu sót; có nhiều ngun nhân chủ quan, khách quan khác nhau, chủ yếu là do khối lượng công việc năm 2019 đã thực hiện tương đối lớn (vượt 18% kế hoạch), lực lượng biên chế được giao chưa tương xứng với khối lượng công việc, u cầu cơng việc địi hỏi đạt chất lượng cao, quy mô, phạm vi các cuộc thanh tra rất rộng, phức tạp, nhạy cảm, nội dung thanh tra phát sinh nhiều tình tiết phức tạp, thời gian xảy ra sai phạm cách nay đã lâu hoặc phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Hạn chế về đội ngũ công chức thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

Những hạn chế trong việc triển khai thực hiện nguồn nhân lực làm công tác thanh tra ở cả hai nội dung: số lượng và chất lượng. Số lượng, biên chế của các cơ quan thanh tra nói chung cũng như đội ngũ thanh tra nhìn chung cịn thiếu. Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng hoạt động rộng về địa bàn, đông về đối tượng nhưng số lượng cán bộ chuyên trách tại Thanh tra tỉnh khơng đủ (5 người), cịn có cơng chức Thanh tra chưa được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên; chưa đảm bảo về cơ cấu. Có thể nói, việc không đồng bộ giữa tiêu chuẩn, chỉ tiêu, biên chế công chức thanh tra với đội ngũ viên chức đang tồn tại cũng như đòi hỏi thực tế về tăng cường nhân sự thực hiện hoạt động thanh tra đã gây khó khăn cho thanh tra trong lĩnh vực xây dựng.

Về chất lượng thanh tra viên và đội ngũ cộng tác viên thanh tra cũng cịn hạn chế. Có thể nói trình độ thanh tra viên, cơng chức thanh tra hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của công việc đặc biệt với lĩnh vực thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và kiến thức tổng hợp các lĩnh vực. Mặc dù số cán bộ thanh tra đều có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ cao nhưng số cán bộ này đào tạo nhiều ngành không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực xây dựng. Việc đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản chủ yếu qua những khóa tập huấn hoặc bồi dưỡng ngắn hạn. Trong khi đó, địi hỏi của cơng tác thanh tra thì mỗi cán bộ thanh tra phải được trang bị nhiều chuyên ngành khác nhau, những kiến thức tổng quát về quản lý nhà nước, pháp luật... mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có thể khẳng định rằng, với số lượng và năng lực của thanh tra viên, công chức của Thanh tra tỉnh như hiện nay khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

Hạn chế trong triển khai thực hiện hoạt động thanh tra hành chính

Nội dung chuyên đề thanh tra trong lĩnh vực xây dựng gồm nhiều nội dung, nhưng trên thực tế hoạt động thanh tra cịn có tình trạng vừa chồng chéo, vừa trùng lặp, vừa bỏ trống. Nguyên nhân của việc trên là do số lượng cơng chức thanh tra hiện được bố trí ít, trong khi nội dung thanh tra thuộc phạm vi thực hiện của thanh tra trong lĩnh vực xây dựng là khá lớn, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng là lĩnh vực nhạy cảm, phạm vi quản lý rộng nên quá trình nắm bắt nội dung chưa sâu.

Số lượng các cuộc thanh tra được thực hiện hàng năm cịn ít: Theo biểu tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy, trung bình mỗi năm thanh tra tỉnh thực hiệc 6 cuộc thanh tra/năm, mỗi cuộc thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện ở 01 (đối tượng trực tiếp) và tiến hành xác minh khoảng 5 đơn vị gián tiếp. Như vậy ước tính chỉ tính riêng ở các đơn vị đầu mối lớn là Sở, ngành và huyện, thành phố, thị xã chưa bao gồm các cơ quan, đơn vị là các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, các tổ chức Hội thì cứ 6,4 năm mới thanh tra được hết các đơn vị; kế hoạch tiến hành thanh tra, thường được tiến hành với niên độ là 2 – 3 năm (thời điểm thanh tra), như vậy cứ 6,4 năm thanh tra ở địa phương sẽ lặp lại việc thanh tra ở tại đối tượng cụ thể, trong khi đó niên độ thanh tra thường là 2 – 3 năm thì sẽ có ít nhất khoảng thời gian 4 năm bị bỏ trống và không chịu sự tác động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Hoạt động thanh tra chậm được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, cách thức thực hiện cho phù hợp với định hướng và lộ trình cải cách hành chính của Chính phủ, đặc biệt là việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Trên thực tế, Thanh tra tỉnh chủ yếu vẫn thực hiện thanh tra theo cách truyền thống là thanh tra theo kế hoạch, hoạt động thanh tra đột xuất, thanh tra theo chuyên đề chưa nhiều, hoạt động thanh tra còn chậm đổi mới về nội dung và hình thức, cách thức tiến hành; trong thanh tra chưa chỉ ra được số lượng các sai phạm cụ thể, làm rõ trách nhiệmcủa tập thể, cá nhân nên chất lượng các kiến nghị thanh tra còn hạn chế.

Kết luận thanh tra còn chung chung, chưa chỉ ra được những sai phạm cụ thể và chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức hay cá nhân; hiệu lực pháp lý của các kết luận thanh tra chưa cao, chủ yếu là nhắc nhở, kiến nghị bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản hoặc hành vi sai phạm nên một bộ phận đối tượng thanh tra chưa nghiêm túc thực hiện kết luận.

Việc thực hiện kiểm tra, giám sát các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa thường xuyên, cách thức thực hiện chưa phù hợp; chủ yếu thông qua báo cáo của các đối tượng, do đó chưa nắm bắt khách quan việc thực hiện các kiến nghị của đối tượng thanh tra.

Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách, chế độ đối với hoạt động thanh tra và người làm cơng tác thanh tra. Kinh phí cho hoạt động thanh tra còn hạn hẹp. Các quy định về tài chính cho cơng tác thanh tra chưa thật đầy đủ để đảm bảo những điều kiện cần thiết tiến hành cuộc thanh tra. Đồng thời, chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra cũng như cộng tác viên chưa thỏa đáng dẫn đến chưa tạo tâm lý yên tâm trong công tác. Ngồi ra, chế độ chính sách thấp dễ dẫn đến việc cán bộ, công chức thanh tra lôi kéo vào những hành vi vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Kết luận thanh tra còn chung chung, chưa chỉ ra được những sai phạm cụ thể và chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức hay cá nhân; hiệu lực pháp lý của các kết luận thanh tra chưa cao, chủ yếu là nhắc nhở, kiến nghị bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản hoặc hành vi sai phạm nên một bộ phận đối tượng thanh tra chưa nghiêm túc thực hiện kết luận.

Việc thực hiện kiểm tra, giám sát các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa thường xuyên, cách thức thực hiện chưa phù hợp; chủ yếu thông qua báo cáo của các đối tượng, do đó chưa nắm bắt khách quan việc thực hiện các kiến nghị của đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w