Tổng quan chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 40)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3 Tổng quan chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.3.1 Những thành tựu đạt được

Những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, ngành Thanh tra Việt nam đã và đang tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, như: dự án kiên cố hóa kênh mương; dự án giao thông nông thôn (WB2); dự án đầu tư tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ các tỉnh đồng bằng sông Cửu long; dự án đầu tư xây dựng trường học, lớp học; dự án đầu tư xây dựng cảng cá phía nam; các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình truyền hình, các trạm phát sóng và quy hoạch xây dựng các đài truyền hình địa phương; dự án đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, công nghiệp đối với một số ngân hàng thương mại; dự án phát triển nhà tại thành phố Hồ Chí Minh; dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I; dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, dự án Đại lộ Thăng Long; dự án đầu tư xây dựng các cơng trình phục vụ Sea Game, dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép Phú Mỹ …

Các cuộc thanh tra này đều có những kết luận, kiến nghị về những vấn đề liên quan đến việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Công tác lãnh đạo tổ chức thi hành Luật luôn được Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm và chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Tổ chức, hoạt động thanh tra luôn bám sát thực tiễn đất nước, yêu cầu của quản lý Nhà nước và quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân. Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành luôn được bảo đảm triển khai và tuân thủ trên thực tế; các chính sách, pháp luật về thanh tra đã thực sự đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; các mặt công tác thanh tra đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả[CITATION Tha17 \l 1033 ]4.

Công tác thanh tra trên phạm vi toàn quốc đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và kiến nghị khắc phục; đã tích cực, chủ động trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản[CITATION phủ \l 1033 ]5 (Kết quả tổng hợp từ 59 địa phương): Tiến hành 854 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 672 cuộc. Qua thanh tra phát hiện 1.251 đơn vị có vi phạm với số tiền trên 627 tỷ đồng và 85 m2 đất; kiến nghị thu hồi 211 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 416 tỷ đồng, 85 m2 đất (đã thu trên 1.319 tỷ); kiến nghị xử lý hành chính 443 tập thể; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 7 vụ, 1 đối tượng. Các địa phương phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra: Hà Nội, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phịng, Bắc Giang, Ninh Bình, Phú n, Vĩnh Phúc.

Đối với ngành Xây dựng cho thấy, trong 6 năm (từ ngày 01-7-2011 đến 30-6-2017), toàn ngành Xây dựng đã triển khai 2.611 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền 16.818 tỷ đồng[CITATION BộX17 \l 1033 ]6. Thanh tra Bộ đã tiến hành 416 cuộc thanh tra bao gồm 376 cuộc thanh tra chuyên

ngành, thanh tra hành chính theo kế hoạch đã được phê duyệt và 40 cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo đột xuất. Đã ban hành trên 398 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý 11.018 tỷ đồng và các kiến nghị khác. Việc công khai kết luận thanh tra được Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Điều 39 Luật thanh tra 2010 và Điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định kiến nghị xử lý của Đoàn Thanh tra bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực, trong đó ban hành trên 300 văn bản đơn đốc các đơn vị là đối tượng thanh tra thực hiện kết luận; kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận tại 45 đơn vị; đôn đốc thực hiện nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ số tiền là 128,5/155,4 tỷ đồng, đạt 82%. Bên cạnh việc giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, còn tiến hành kiểm tra các kết luận do các địa phương báo cáo, nhìn chung việc thực hiện pháp luật, tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra đã cơ bản bảo đảm đúng pháp luật và có hiệu lực thi hành, chưa phát sinh khiếu nại dẫn tới việc thành lập đoàn tiến hành thanh tra lại.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Xây dựng kiến nghị xử lý về tài chính 39,1 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu phê duyệt lại dự toán 34,1 tỷ đồng; yêu cầu giảm trừ thanh quyết toán 1,3 tỷ đồng; yêu cầu thu hồi về tài khoản chủ đầu tư 1,3 tỷ đồng; yêu cầu thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ 1,1 tỷ đồng; vi phạm khác 1,1 tỷ đồng. Ban hành 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 372,5 triệu đồng. Kết quả xử lý sau thanh tra, theo ông Tuấn, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 2 quyết định thu hồi tiền, 61 văn bản đôn đốc yêu cầu thực hiện kết luận thanh tra. Thực hiện kết luận thanh tra (theo kế hoạch năm 2019 và các năm trước) tổng số tiền là 45 tỷ đồng; thu hồi theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính 420 triệu đồng (của năm 2019 và các năm trước chuyển sang). Việc xử lý hành chính, theo báo cáo của các đơn vị và qua cơng tác kiểm tra, đã có 88 tập thể và 43 cá nhân tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm.

Thanh tra Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch, chương trình hành động của Bộ đã ban hành. Hoàn thành các đoàn thanh tra theo kế hoạch 2020; ưu tiên tập trung nhân lực và thời gian giải quyết triệt để các đoàn thanh tra đột xuất, các vụ việc khiếu nại, tố cáo; tiếp tục duy trì, thực hiện thường xuyên việc

tổng hợp bất cập, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách và quy định của pháp luật qua công tác thanh tra.

Tăng cường rà sốt quy trình, cách thức nâng cao chất lượng cơng tác giám sát đoàn thanh tra, trách nhiệm người được giao nhiệm vụ giám sát và công tác xử lý sau thanh tra; thành lập các đồn kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện đối với các kết luận thanh tra đã có hiệu lực thi hành đến nay chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa triệt để.

Theo dõi, đơn đốc, tổng hợp tình hình hoạt động của thanh tra các sở xây dựng năm 2020; hướng dẫn thanh tra sở xây dựng kế hoạch thanh tra 2020. Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thanh tra các aở về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt, hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước ngành Xây dựng. Thu thập thông tin, tiến hành khảo sát theo định hướng của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021 của Bộ Xây dựng.

1.3.2 Những hạn chế trong cơng tác thanh tra

Q trình thực hiện hoạt động thanh tra vẫn cịn những bất cập, vướng mắc, hạn chế. Đó là, phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, từ Thanh tra Chính phủ tới Thanh tra bộ, ngành, địa phương chưa thực sự hiệu quả và đổi mới. Nhiều nơi chưa chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch cho từng cuộc thanh tra; chưa xác định rõ thời gian, cách thức, nội dung, đề cương, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm, công việc cụ thể, phù hợp cho từng thành viên đoàn thanh tra.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra chủ yếu được tiến hành qua theo dõi tiến độ, báo cáo của trưởng đoàn thanh tra, chưa thường xuyên, trực tiếp tại nơi thanh tra. Do đó, chất lượng hoạt động thanh tra chưa đồng đều, nhiều cuộc thanh tra chưa đáp ứng quy định về thời hạn, nhất là về thời hạn báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra.

Quy trình nghiệp vụ và đạo đức cơng vụ trong hoạt động thanh tra chưa bảo đảm thực hiện tốt ở nhiều nơi. Hoạt động thanh tra và kết luận thanh tra cịn có biểu hiện thiếu

khách quan, minh bạch, rõ ràng; nhiều kết luận thanh tra chưa cụ thể về mức độ thiệt hại, mức độ sai phạm và xác định trách nhiệm.

Cịn có sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là giữa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ với cơ quan thanh tra địa phương; giữa thanh tra các bộ, ngành; chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa thanh tra bộ với thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành. Đặc biệt phổ biến là sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước và kiểm toán Nhà nước.

Nhiều kết luận thanh tra chưa chú trọng đến các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý, điều hành; cịn có hiện tượng thiếu khách quan, nể nang trong việc kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm. Nhiều kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được thực hiện nghiêm, nhất là trong việc xử lý người có hành vi vi phạm, khắc phục yếu kém trong quản lý, thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách...

Đội ngũ còn bộc lộ một số hạn chế như tuy đã đảm bảo về lượng nhưng chưa đáp ứng về chất, xét theo từng mặt thì chất lượng chưa đồng đều, vẫn cịn bất cập so với yêu cầu. Cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm trong giải quyết tình huống, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với đơn vị kiểm tra, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Cán bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm xử lý cơng việc nhưng khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin cịn chậm...

Nhận thức và ý thức chấp hành của một bộ phận tổ chức, cá nhân cịn hạn chế dẫn đến tình trạng chống đối, cản trở hoặc cố tình khơng thực hiện u cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác thanh tra…

1.3.3 Những kinh nghiệm

Việc tổ chức thi hành pháp luật về thanh tra của các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình của Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; coi trọng và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm để kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thanh tra từ phía các chủ thể thuộc khu vực

Nhà nước và xã hội. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và trong hệ thống thanh tra.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát các quy định pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan để sửa đổi, bổ sung, thay thế bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn công tác thanh tra.

Tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài ngành thanh tra trong thẩm định, rà soát, điều chỉnh và điều phối trong xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, bảo đảm hạn chế thấp nhất sự chồng chéo và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, chất lượng các cuộc thanh tra được nâng lên, trong thời gian tới cần có giải pháp quan trọng mang tính chất lâu dài, đó là sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra năm 2010 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành (các nghị định của Chính phủ, thơng tư của Thanh tra Chính phủ), các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra; các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, không kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được thanh tra. Đồng thời, phải nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kết luận, kiến nghị phải chính xác, khách quan, trung thực, không bao che hành vi vi phạm. Việc công khai kết luận thanh tra phải đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra về việc thực hiện các kết luận, đặc biệt phải nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản sai phạm. Đối với công tác thanh tra chuyên ngành cần triển khai kịp thời, chủ động thanh tra, kiểm tra đột xuất tập trung vào các lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.

Kết luận chương 1:

Nội dung chương 1 đã nêu những vấn đề khái quát về công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng, về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ bản và vai trị vị trí chức năng hoạt động thanh tra, tổng quát những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt động thanh tra ở Việt Nam. Theo đó, cơng tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng là một hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về xây dựng, kịp thời phát hiện những sơ hở, những hạn chế, vi phạm để xử lý, chấn chỉnh và đồng thời phát huy những nhân tố tích cực nhằm hồn thiện hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Kết quả của chương 1 là cơ sở để nghiên cứu chi tiết hơn những vấn đề lý luận, những cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng ở chương 2 và nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn địa phương ở chương 3.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG

2.1 Cơ sở pháp lý về cơng tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của pháp luật về thanh tra xây dựng

Khái niệm pháp luật về thanh tra xây dựng:

Quy phạm pháp luật về thanh tra xây dựng cũng như các quy phạm pháp luật khác đều có tính bắt buộc chung, là khn mẫu để mọi chủ thể tuân thủ và là tiêu chí để đánh giá hành vi của con người, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống đến khi bị thay đổi hoặc huỷ bỏ. Điểm khác là quy phạm pháp luật về thanh tra xây dựng chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng. Quy phạm pháp luật về thanh tra xây dựng hiện nay được thể hiện ở các văn bản luật (Luật Xây dựng, Luật Thanh tra, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị), văn bản dưới luật (Nghị định, Thơng tư, Quyết định). Từ đó có thể hiểu: Pháp luật về thanh tra xây dựng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thanh tra xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, tổ chức thanh tra xây dựng; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên xây dựng, trình tự, thủ tục trong quá trình thanh tra xây dựng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cơng dân, góp phần đảm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w