Những hạn chế trong công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 43 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3 Tổng quan chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.3.2 Những hạn chế trong công tác thanh tra

Quá trình thực hiện hoạt động thanh tra vẫn còn những bất cập, vướng mắc, hạn chế. Đó là, phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, từ Thanh tra Chính phủ tới Thanh tra bộ, ngành, địa phương chưa thực sự hiệu quả và đổi mới. Nhiều nơi chưa chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch cho từng cuộc thanh tra; chưa xác định rõ thời gian, cách thức, nội dung, đề cương, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm, công việc cụ thể, phù hợp cho từng thành viên đoàn thanh tra.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra chủ yếu được tiến hành qua theo dõi tiến độ, báo cáo của trưởng đoàn thanh tra, chưa thường xuyên, trực tiếp tại nơi thanh tra. Do đó, chất lượng hoạt động thanh tra chưa đồng đều, nhiều cuộc thanh tra chưa đáp ứng quy định về thời hạn, nhất là về thời hạn báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra.

Quy trình nghiệp vụ và đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra chưa bảo đảm thực hiện tốt ở nhiều nơi. Hoạt động thanh tra và kết luận thanh tra còn có biểu hiện thiếu

khách quan, minh bạch, rõ ràng; nhiều kết luận thanh tra chưa cụ thể về mức độ thiệt hại, mức độ sai phạm và xác định trách nhiệm.

Còn có sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là giữa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ với cơ quan thanh tra địa phương; giữa thanh tra các bộ, ngành; chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa thanh tra bộ với thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành. Đặc biệt phổ biến là sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước và kiểm toán Nhà nước.

Nhiều kết luận thanh tra chưa chú trọng đến các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý, điều hành; còn có hiện tượng thiếu khách quan, nể nang trong việc kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm. Nhiều kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được thực hiện nghiêm, nhất là trong việc xử lý người có hành vi vi phạm, khắc phục yếu kém trong quản lý, thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách...

Đội ngũ còn bộc lộ một số hạn chế như tuy đã đảm bảo về lượng nhưng chưa đáp ứng về chất, xét theo từng mặt thì chất lượng chưa đồng đều, vẫn còn bất cập so với yêu cầu. Cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm trong giải quyết tình huống, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với đơn vị kiểm tra, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Cán bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm xử lý công việc nhưng khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm...

Nhận thức và ý thức chấp hành của một bộ phận tổ chức, cá nhân còn hạn chế dẫn đến tình trạng chống đối, cản trở hoặc cố tình không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác thanh tra…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w