Những bất cập từ phía các chủ thể tham gia khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 72 - 76)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

2.3.2.3. Những bất cập từ phía các chủ thể tham gia khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện

quyết khiếu kiện

Về phía Tịa án: Xét xử các vụ án hành chính là một lĩnh vực rất mới.

Đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, cơng chức của Tịa Hành chính Tịa án nhân dân các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính cũng như kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước có liên quan đến những lĩnh vực mà Tịa án có thẩm quyền giải quyết, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Vẫn cịn có cán bộ Tịa án chưa thực sự nắm vững các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, của Luật đất đai, của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành; các Thẩm phán (đặc biệt là Thẩm phán cấp huyện) chưa nắm bắt một cách đầy đủ các văn bản pháp luật về quản lý hành chính Nhà nước liên quan đến những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện mà mình đang thụ lý. Trong cơng tác chun mơn cịn vi phạm về điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính; có nhiều vụ việc (nhất là trong việc tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận) chưa phân định thẩm quyền loại việc của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Tịa án; thời gian giải quyết các vụ án chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đường lối giải quyết một số vụ án không đúng dẫn đến phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật, giao cấp phúc thẩm hoặc sơ thẩm giải quyết lại. Vì vậy,

có bộ phận cơng dân cịn nghi ngại trước khi chọn con đường khởi kiện tại Tòa án.

Về phía cơng dân, do khơng nắm vững được những quy định của pháp

luật, cho rằng tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nếu họ khơng đồng ý thì đều có quyền khởi kiện tại Tồ án, hoặc là khơng cần khiếu nại với cơ quan hành chính cũng được khởi kiện tại Tòa án, hoặc là trong một số vụ việc khơng có quyết định giải quyết khiếu nại cũng kiện tại Tòa án. Nên khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện họ khơng hài lịng, thậm chí rất bức xúc. Nhiều Bản án đã được giải quyết đúng pháp luật, thấu lý, đạt tình đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét nhưng người dân vẫn khơng hài lịng, tiếp tục khiếu nại, khiếu nại đông người đến các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

Về phía cơ quan hành chính nhà nước: Cơ chế giải quyết khiếu nại theo

quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện nay còn mang nặng tính hành chính; q trình giải quyết khiếu nại hầu như khép kín trong các cơ quan hành chính nhà nước dẫn đến việc giải quyết khiếu nại thiếu khách quan. Trong q trình giải quyết các vụ án hành chính khơng ít trường hợp người bị kiện - là cơ quan hành chính nhà nước - khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của các đương sự khi tham gia tố tụng hành chính mà pháp luật đã quy định như: khơng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan; khơng có ý kiến giải trình; khơng có mặt theo u cầu của Tịa án, thậm chí trong một số vụ việc cịn có thái độ phản ứng, khơng hợp tác với cơ quan Tịa án.

Pháp luật có quy định về việc phối kết hợp trong việc giải quyết các vụ án hành chính giữa cơ quan đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính với cơ quan Tịa án, nhưng trong q trình giải quyết vụ việc cịn có sự thiếu sót trong vấn đề này. Tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: khi cơng dân vừa khởi kiện

vụ án hành chính tại Tịa án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa án; cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tịa án có thẩm quyền. Nhưng gặp những trường hợp như đã nêu, ở một số vụ án, cơ quan hành chính đã khơng thơng báo cho Tịa án và chuyển hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tịa án có thẩm quyền, nên dẫn đến việc cả 2 cơ quan đều thụ lý, giải quyết khiếu nại và khởi kiện đối với cùng một đối tượng (quyết định hành chính, hành vi hành chính).

Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định hành chính. Thực tế, ở một số vụ án cơ quan hành chính đã sử dụng quá nhiều quyền này như thu hồi, hủy bỏ, ra quyết định mới có nội dung trái với quyết định ban đầu hoặc lại trở về quyết định ban đầu. Điều đó làm cho vụ việc khiếu kiện kéo dài trong nhiều năm. Luật khiếu nại, tố cáo quy định trong thời hạn nhất định, cơ quan hành chính phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (nhất là đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai phải có quyết định giải quyết khiếu nại thì Tịa án mới có thẩm quyền thụ lý), nhưng cơ quan hành chính đã khơng tn thủ pháp luật gây khó khăn cho việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của cơng dân. Thẩm chí, có trường hợp, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhưng khi người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính thì khơng nhận quyết định đã ban hành đó là quyết định giải quyết khiếu nại để Tịa án khơng thụ lý được vụ án.

Trong việc giải quyết khiếu nại ở đâu đó vẫn cịn hiện tượng cơ quan hành chính né tránh trách nhiệm, đùn đẩy việc trả lời khiếu nại. Luật khiếu nại, tố cáo cũng có quy định nếu trong thời hạn giải quyết khiếu nại (được quy định trong Luật này) mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khơng

giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định này. Một số trường hợp, xét thấy trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước có sai lầm nghiêm trọng nên Tịa án đã tun hủy quyết định hành chính bị khiếu kiện. Tuy nhiên, có trường hợp Tịa án đã tuyên hủy quyết định hành chính trái pháp luật (bị khiếu kiện), để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định mới thay thế, nhưng cơ quan hành chính nhà nước khơng ban hành quyết định mới. Ngồi ra, trong một số quyết định hành chính do khơng nắm vững những quy định của pháp luật, nên người ban hành quyết định hành chính đã xác định đương sự có quyền khởi kiện tại Tịa án, mà thực chất đối với loại quyết định hành chính này đương sự khơng có quyền khởi kiện tại Tịa án có thẩm quyền.

Ở một số vụ án hành chính tuy đã có hiệu lực pháp luật từ lâu, lẽ ra cơ quan hành chính phải tổ chức thi hành để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, nhưng có trường hợp những người kế thừa mới khơng những không tổ chức thi hành án mà cịn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính mà trước đó người tiền nhiệm đã ban hành và đã được Bản án có hiệu lực pháp luật của Tịa án cơng nhận tính hợp pháp của quyết định đó.

Từ những bất cập trên, dẫn đến việc công dân cho rằng việc khiếu nại theo thủ tụng hành chính có hiệu quả hơn nên thường chọn con đường khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo (lần hai), thay vì khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w