- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy
3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản
2.3.1. Những tác động tích cực của việc giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đa
KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
2.3.1. Những tác động tích cực của việc giải quyết các khiếu kiệnhành chính trong lĩnh vực đất đai hành chính trong lĩnh vực đất đai
Sau 12 năm thành lập và hoạt động, kết quả giải quyết các vụ án hành chính (về số lượng) của Toà án nhân dân các cấp được thể hiện như sau:
- Năm 1998: Tổng số các vụ án đã thụ lý 282 vụ, đã xét xử 227 vụ. - Năm 1999 :Tổng số các vụ án đã thụ lý 408 vụ, đã xét xử 319 vụ. - Năm 2000 : Tổng số các vụ án đã thụ lý 539 vụ, đã giải quyết 419 vụ. - Năm 2001: Tổng số vụ án đã thụ lý là 803 vụ, đã giải quyết 564 vụ.
- Năm 2002: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.308 vụ, đã giải quyết 770 vụ. - Năm 2003: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.458 vụ, đã giải quyết 1.247 vụ. - Năm 2004: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.746 vụ, đã giải quyết 1.524 vụ. - Năm 2005: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.361 vụ, đã giải quyết 1.201 vụ. - Năm 2006: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.232 vụ, đã giải quyết 1.081 vụ. - Năm 2007: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.686 vụ, đã giải quyết 1.546 vụ. - Năm 2008: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.399 vụ, đã giải quyết 1.234 vụ. - Năm 2009: Tổng số vụ án đã thụ lý là 1.557 vụ, đã giải quyết 1.299 vụ. Trong số lượng các vụ án hành chính nêu trên, tuy khơng thống kê tách bạch về loại việc, nhưng theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Tịa Hành chính Tịa án nhân dân tối cao thì loại việc về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai chiếm phần lớn (khoảng 50%) trong tổng số vụ án hành chính và là loại việc mang tính phức tạp nhất.
Việc giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật đem lại niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào cơ quan xét xử (Tòa án hoặc còn gọi là cơ quan tài phán tư pháp), vào cơ quan quản lý nhà nước, vào chính quyền (cơ quan hành chính). Thơng qua đó, tun truyền, giáo dục đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc quản lý đất đai; nâng cao ý thức pháp luật của cả cơ quan nhà nước và nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai.
Việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm; làm cho các cơ quan quản lý hành chính phải thận trọng, cân nhắc hơn khi ban hành một quyết định hành chính hay có hành vi hành chính; nâng cao vai trị và trách nhiệm
của cơ quan tài phán tư pháp (Tòa án) trong việc bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thông qua việc giải quyết khiếu nại và giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai về phía người dân đã quan tâm và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới pháp luật nói riêng, xem đây là một bước pháp triển của cải cách tư pháp phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Sau khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực thi hành, đã tại niềm tin để người dân hy vọng và tin tưởng vào sự phán xét của Tịa hành chính. Nhân dân và cơng luận quan tâm đến tính cơng khai, minh bạch của phiên tịa xét xử. Các quyết định của cơ quan hành chính được ban hành khơng đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung mà pháp luật quy định khi bị Tòa án tuyên xử hủy bỏ là thực tế minh chứng cho sự cần thiết của tài phán hành chính. Ngược lại, khi các yêu cầu khởi kiện của công dân khơng được cơ quan tài phán hành chính chấp nhận cũng giúp cho người khởi kiện hiểu biết và nắm vững hơn pháp luật, tự giác chấp hành suốt những quyết định của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, từ đó tự nguyện thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Mặt khác, đó cũng là sự cân nhắc, thận trọng của những người khiếu kiện khác.
Việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu quả cịn có ý nghĩa đặc biệt để chấm dứt các khiếu nại đông người, vượt cấp, ngăn ngừa tình huống phát sinh “điểm nóng” về chính trị, xã hội; góp phần giữ vững và ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.