Thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện và trình tự giải quyết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 59 - 61)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

2.2.3.2. Thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện và trình tự giải quyết

và trình tự giải quyết

Về thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện và điều kiện khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được pháp luật quy định khác biệt so với việc khiếu kiện đối với các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính khác.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 Luật đất đai năm 2003; khoản 3 Điều 163, khoản 3 Điều 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP (được thay thế bằng các Điều 63 và 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ) và khoản 2 Điều 2, khoản 17 Điều 11, điểm c khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2006) thì:

- Thời hiệu khiếu nại lần đầu: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được

quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện; không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thời hiệu khiếu nại lần hai: là 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết

- Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính: là 45 ngày, kể từ ngày nhận được

quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Điều kiện khởi kiện: Luật đất đai 2003 khơng quy định người khiếu nại

có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền đối với trường hợp khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại điểm c Điều 138 Luật đất đai năm 2003 mà khiếu nại không được giải quyết. Điều kiện bắt buộc để có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai là phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (thay thế khoản 1 Điều 163 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) quy định thời hiệu khiếu nại lần đầu: khơng q 90 ngày, kể từ ngày có quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Như vậy, giữa quy định của Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ- CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP có xung đột pháp luật.

Thẩm quyền, trình tự giải quyết vụ án hành chính đối với việc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2006) thì thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu kiện chính trong lĩnh vực đất đai được tiến hành giống như việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong các lĩnh vực khác. Sau khi xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, Tịa án có thẩm quyền tuyên xử, cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Mục 17.2 của Nghị quyết 04/2006/HĐTP ngày 08/4/2006 như sau:

Khi xét xử vụ án hành chính tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tịa án có thể có một hoặc một số quyết định sau đây:

a) Bác yêu cầu của người khởi kiện, nếu u cầu đó khơng có căn cứ pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy một phần hoặc tồn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;

d) Buộc cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại, khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra;

đ) Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy quyết định buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật; buộc bồi thường thiệt hại, khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân do quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật gây ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w