Theo Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

2001)

Trong giai đoạn này, trong lĩnh vực quản lý đất đai đã có Luật đất đai năm 1987 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987, nhưng trong Luật này khơng có quy định riêng về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với hoạt

động quản lý Nhà nước về đất đai. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định chung tại Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 27/11/1982 và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 02/5/1981. Từ năm 1998, với sự ra đời của Luật khiếu nại, tố cáo, các khiếu nại của công dân (cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước) trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định chung của Luật này.

Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: “Công dân, cơ

quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cán bộ, cơng chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Sau khi khiếu nại đúng trong thời hiệu khiếu nại (90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết có hành vi hành chính), trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại (30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vùng sâu, vùng xa là 45 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại khơng đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 45 ngày. (Điều 39 Luật khiếu nại, tố cáo).

Sau khi đã thực hiện việc khiếu nại tiếp theo (không chọn con đường khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án), nếu khơng nhận được quyết định giải

quyết khiếu nại tiếp theo hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo thì khơng cịn quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án

Khoản 5 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998) quy định: “Tịa án có thẩm quyền giải

quyết các vụ án hành chính sau đây: …Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai”.

Điều 13 Luật đất đai năm 1993 quy định:

Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:

1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; 2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;

3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất; 7. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Như vậy, theo quy định của Luật đất đai năm 1993 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998) thì tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án. (trừ quyết định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất…theo quy định tại Điều 38 nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng)

đai là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó, trong giai đoạn Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, việc khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính giải quyết tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án bằng vụ án hành chính.

Thực tế, trong thời gian từ khi thành lập Tịa hành chính năm 1996 đến khi có Luật đất đai 2003, các loại án hành chính về việc khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các loại án hành chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w