- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy
3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản
3.2.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác
- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho Tồ án nhân dân:
Cần tăng cường cơ sở vật chất của Toà án nhân dân tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như tương xứng với cơ sở vật chất của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay trong số hơn 600 Tồ án nhân dân cấp huyện cịn có nhiều Tồ án chưa được xây dựng trụ sở mới.
Mặc dù trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các Toà án trong thời gian qua được quan tâm, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu và lạc hậu. Để việc giải quyết các vụ án hành chính được nhanh chóng, bảo đảm đúng pháp luật thì mỗi Tồ án cần được trang bị thêm các loại máy văn phòng….Bên cạnh trang thiết bị và phương tiện làm việc, thì việc đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các Tồ án nhân dân hoạt động là vấn đề thiết yếu để giải quyết tốt việc giải quyết khiếu kiện hành chính và tổng kết thực tiễn góp phần hồn thiện pháp luật.
Trong “Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại khoản 1 Điều 11 nêu: “Chính phủ
làm việc cho Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan”.
Về vấn đề này, đề nghị Quốc hội xét phân bổ ngân sách cho Tòa án phù hợp với tầm là cơ quan xét xử của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tăng cường cơng tác thi hành quyết định của bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật:
Cần có hướng dẫn về thủ tục thi hành các bản án, quyết định hành chính để đảm bảo hiệu lực thực tế. Điều 47 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc “Chính phủ
thống nhất quản lý Nhà nước về cơng tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Toà án. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình khơng chấp hành bản án, quyết định của Tồ án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Mơ hình tổ chức thi hành án hành chính gắn với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước là phù hợp. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mới quy định mang tính nguyên tắc đối với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính. Cần thiết phải cụ thể hóa quy định này trong các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của các tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thành một
điều luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan đó, mà hiện nay trong các văn bản như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chưa thể chế rõ quy định về thi hành án hành chính. Cơng tác thi hành án hành chính đã được nêu ra trong dự thảo Luật tố tụng hành chính và Bộ Luật thi hành án.
- Tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật và quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho toàn thể xã hội:
Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhà nước cũng cần phải tăng cường các hình thức trợ giúp pháp lý cho các địa phương nhất là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và những người cịn ít hiểu biết pháp luật. Việc làm này tạo điều kiện cho mọi người hiểu biết pháp luật, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ hợp pháp của công dân để họ tự biết phải khiếu nại, khiếu kiện tại nơi nào khi lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Đồng thời, khi có khiếu kiện, các cơ quan Nhà nước cũng sớm phát hiện các văn bản hành chính, hành vi chính của mình có hợp pháp hay khơng để chỉnh sửa.
Đối với Tồ án, một mặt phải thường xuyên phổ biến bồi dưỡng pháp luật để cán bộ, công chức sớm nắm bắt, áp dụng giải quyết các vụ án được đúng pháp luật. Mặt khác, việc phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua các phiên tồ giải quyết các vụ án hành chính giúp cho người khởi kiện, người bị kiện hiểu biết thêm về pháp luật và thường đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được bảo đảm “ấm, no” hơn, dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao; nhân dân đòi hỏi được bảo đảm nhiều hơn, tốt hơn nữa quyền và điều kiện để thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình.
Một trong những điều kiện để bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân là vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại của công dân. Với sự ra đời và hoạt động của Tịa hành chính thuộc Tịa án nhân dân, cơng dân được quyền lựa chọn việc giải quyết khiếu nại của mình bằng cả hai phương cách: giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước (thủ tục hành chính) và giải quyết khiếu nại theo thủ tục tố tụng tại Tòa án (thủ tục tư pháp).
Việc giải quyết khiếu nại của công dân những năm qua, nhất là việc giải quyết khiếu nại của công dân thơng qua việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án đã góp phần tích cực vào ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong đó, việc giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai đã góp phần mạnh mẽ vào việc giải quyết những “bất ổn định”, củng cố kỷ cương pháp luật trong quản lý đất đai vốn nhiều năm bị buông lỏng; nâng cao ý thức pháp luật của cả cơ quan nhà nước và nhân dân; góp phần bảo vệ chế độ sở hữu tồn dân và quản lý của Nhà nước về đất đai. Pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai - là cơ sở để Tòa án thực hiện việc giải quyết khiếu nại của cơng dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bằng con đường khiếu nại tư pháp, trong những năm qua đã thể hiện sự chuyên biệt, đặc thù theo nhu cầu của chế độ sở hữu và quản lý đất đai. Tuy nhiên, pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện hành qua quá trình được áp dụng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, những khiếm khuyết cần phải được khắc phục, hồn thiện trong thời gian tới thơng qua việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, xây dựng Luật khiếu nại và xây dựng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thành Luật tố tụng hành chính. Bên cạnh đó, để bảo đảm pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai được hồn thiện hơn và việc áp dụng đạt hiệu quả tích cực hơn đối với xã hội, cịn cần phải nghiên cứu xây dựng mơ hình giải quyết khiếu nại của cơng dân bằng thủ tục hành chính hữu hiệu hơn tránh được tình trạng “Người bị khiếu nại” lại chính là
“Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Đồng thời, tổ chức lại hệ thống
Tịa hành chính hiện hành theo mơ hình Tịa án qn sự để tạo ra một phân tòa thuộc Tòa án nhân dân giải quyết các khiếu kiện hành chính có tính tách biệt tương đối, nhất là về con người (Thẩm phán) và xây dựng luật thủ tục (luật tố tụng) phù hợp hơn đối với lĩnh vực hành chính là lĩnh vực cơng.
Tóm lại, với khn khổ của Luận văn cao học luật tuy không thể mô tả
được đầy đủ hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án, với kết quả nghiên cứu của Luận văn, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần vào việc hồn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong
lĩnh vực đất đai nói riêng, pháp luật về giải quyết khiếu nại của cơng dân nói chung nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.