Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

3.2.2.4. Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp

Xây dựng, đào tạo, tuyển chọn đội ngũ Thẩm phán hành chính có đủ phẩm chất, năng lực chun mơn và có trình độ về quản lý hành chính Nhà nước để áp dụng tốt pháp luật và phát hiện ra những tồn tại, vướng mắc của pháp luật trong q trình hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính là một trong những giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật trong đó có hồn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm dẫn đến chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với u cầu và địi hỏi của nhân dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là "Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức” [2, tr.3].

Giải quyết các vụ án hành chính là một hoạt động vừa mang tính chất chung của Tồ án, vừa mang tính đặc thù của giải quyết khiếu nại về hành chính theo thủ tục tư pháp. Hiện nay việc đánh giá chung về đội ngũ cán bộ Tồ án và đội ngũ Thẩm phán cho thấy trình độ chuyên mơn nghiệp vụ cịn có những hạn chế, trong khi yêu cầu đặt ra là phải giải quyết các vụ án đạt hiệu quả cao.

Người Thẩm phán giải quyết các vụ án hành chính hiện nay địi hỏi vừa phải có năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ như các Thẩm phán khác lại

vừa phải có trình độ chun sâu trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là phải có trình độ cao trong lĩnh vực áp dụng pháp luật về hoạt động hành pháp. Bởi vì, thứ nhất, cơng tác quản lý hành chính Nhà nước khá phức tạp trong tất cả các lĩnh vực, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội; thứ hai, các khiếu kiện hành chính nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Việc giải quyết các khiếu kiện này đòi hỏi người Thẩm phán phải am hiểu quy định pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Hơn nữa, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Luật tố tụng hành chính) tuy chỉ có một, nhưng "Luật nội dung" thì rất nhiều và biến động liên tục trên các lĩnh vực. Do vậy, việc quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Tồ án nói chung và đội ngũ Thẩm phán hành chính nói riêng là rất cần thiết.

Để từng bước đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Tồ án nhân dân tối cao hàng năm phải có kế hoạch tạo nguồn Thẩm phán trong đội ngũ cán bộ, công chức và gửi đi đào tạo tại Học viện Tư pháp hoặc ở nước ngoài. Mặt khác, Toà án nhân dân tối cao phải thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tổng kết và rút kinh nghiệm để việc giải quyết các vụ án hành chính ngày càng đạt hiệu quả cao.

Đối với các Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu ngồi trình độ thấp nhất là cử nhân luật còn cần được đào tạo kỹ năng xét xử trong đó có kỹ năng xét xử án hành chính.

Bên cạnh trình độ nghiệp vụ chun mơn, thường xun bồi dưỡng cho các Thẩm phán quan điểm, lập trường, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là pháp luật chuyên ngành, trong đó có chuyên ngành về đất đai bởi các cơ quan chun mơn.

Ngồi ra, nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng cần phải nghiên cứu, xem xét sửa đổi cho phù hợp, khắc phục tình trạng tâm lý “nể, sợ” của Thẩm phán đối

với các cấp cơ quan nhà nước ở địa phương làm hạn chế tính khách quan, trung thực trong giải quyết các khiếu kiện hành chính nói chung và nhất là các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là 5 năm. Với quy định như vậy là rất ngắn so với quy định của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán gồm có nhiều đại diện của cơ quan hành chính nhà nước - là những người đã có lần bị Tồ xử kiện hành chính. Vì vậy, cần sửa đổi theo hướng nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là 15 năm, xa hơn nữa là bổ nhiệm suốt đời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w