Trình độ pháp lý cao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Các văn bản pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ngồi các tiêu chí về tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, để được coi là hoàn thiện phải được được xây dựng ở trình độ pháp lý cao. Điều này thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, các nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Thứ hai, là phải xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. Thứ ba, là ngôn ngữ pháp lý sử dụng trong các quy định pháp luật này phải đảm bảo cơ đọng, logic, chính xác và một nghĩa.

Hiện nay, còn khá nhiều các quy phạm pháp luật trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính về quản lý đất đai còn được quy định chưa rõ nghĩa, gây ra việc hiểu và áp dụng các quy định này ở các Tòa án khác nhau chưa thống nhất. Ví dụ theo hướng dẫn tại tiểu mục 7.3, mục 7 Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì “Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý

đất đai trong việc giải quyết tranh chấp đất đai thì trong mọi trường hợp đều không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Tuy nhiên, trong thực

tiễn tại một số quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân thì ngồi nội dung giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại cịn có nội dung thu hồi đất của một bên đương sự. Người bị thu hồi đất đã khiếu nại và đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, họ đã khởi kiện vụ án hành chính. Trường hợp này, trong thực tiễn đã làm phát sinh các quan điểm khác nhau về việc xác định thẩm quyền của Tịa án. Có quan điểm cho rằng theo hướng dẫn tại nghị quyết 04/NQ-HĐTP trên thì Tịa án khơng được thụ lý giải quyết. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng Tịa án được thụ lý và xem xét tính hợp pháp của quyết định về nội dung thu hồi đất. Vấn đề đặt ra là, quy định trên của Nghị quyết 04/NQ-HĐTP đã khơng lường hết được các tình huống xảy ra trong thực tiễn khi cơ quan nhà nước ban hành các quyết định liên

quan đến quản lý về đất đai, nên dẫn đến các cách hiểu và vận dụng quy định pháp luật khác nhau. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng phải tính đến việc sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp như nêu trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w