Về hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án trong những năm qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

2.3.2.1. Về hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án trong những năm qua

Theo “Báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo” của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII nhận xét:

Trong 3 năm qua (2006, 2007,2008), tình hình khiếu nại của cơng dân diễn biến phức tạp và có xu hướng vượt cấp lên các cơ quan trung ương; khiếu nại xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đơ thị hố cao, đã và đang thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, sân gôn…Điều đáng quan tâm là, công dân khiếu nại đến cơ quan hành chính là chủ yếu mà rất ít khởi kiện vụ án hành chính ra Tịa án (theo báo cáo của 28 tỉnh thì trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết chỉ có 310 vụ việc cơng dân khởi kiện ra Tòa án) [78].

Như vậy, hoạt động xét xử của Tịa án chưa phản ánh được thực chất, thực trạng tình hình khiếu nại hành chính ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tình hình trên đã gây nên sự hoài nghi trong dư luận, trong quần chúng nhân dân về tính hiệu quả của việc giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án nước ta hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có thể kể:

Một là, khiếu kiện hành chính là một vấn đề mới mẻ, trong khi đó, cơng

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu kiện hành chính cịn chưa được chú trọng đúng mức, người dân không nắm được quyền khiếu kiện của mình; mặt khác, tâm lý ngại kiện tụng cịn nặng trong nhân dân.

Hai là, pháp luật tố tụng hành chính hiện hành cịn quy định nhiều điều

kiện ràng buộc khơng phù hợp làm cản trở quyền khiếu kiện ra Toà án của công dân, tổ chức như: muốn thụ lý để giải quyết, người khởi kiện phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng; thời hiệu khởi kiện ra toà quá ngắn. Những quy định này vừa hạn chế quyền khiếu kiện chính đáng của cơng dân, tổ chức, vừa “trói buộc” khả năng giải quyết khiếu kiện hành chính của Tồ án nhân dân; cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thường dây dưa kéo dài hoặc

không xem xét giải quyết khiếu nại, làm cho đương sự không thể thực hiện được quyền khiếu kiện ra Toà án;

Ba là, phạm vi khiếu nại hành chính trong quần chúng nhân dân là rất

rộng lớn, số lượng vụ việc ngày càng nhiều, nhưng thẩm quyền Tồ án được giao giải quyết mới chỉ có lúc đầu là 10 loại việc gần đây mới tăng lên là 22 loại việc (trong đó lĩnh vực quản lý đất đai chỉ có 4 nhóm quyết định hành chính, hành vi hành chính) đã hạn chế việc chọn phương cách giải quyết khiếu nại bằng việc khởi kiện tại Toà án nhân dân.

Bốn là, mơ hình tổ chức xét xử hành chính theo pháp luật hiện hành tạo

sự phụ thuộc lớn của Tồ án vào các cấp chính quyền địa phương. Việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người bị kiện trong vụ án hành chính chưa nghiêm minh.

Năm là, kinh nghiệm xét xử vụ án hành chính cịn ít, trình độ hiểu biết về

quản lý hành chính nhà nước, về pháp luật hành chính cịn hạn chế, khó khăn về điều kiện cập nhật các quy định của pháp luật về hành chính trong q trình cải cách hành chính hiện nay của các Thẩm phán được giao xét xử hành chính, cùng với những điều kiện vật chất cịn hạn hẹp khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính của Tồ án nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w