Xuất phát từ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện dân chủ trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

3.1.1. Xuất phát từ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện dân chủ trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền

tư pháp; thực hiện dân chủ trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền

Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng hình thành trực tiếp từ chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện

quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân… Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” [21, tr.131]. Một trong những

đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự thống trị của pháp luật đối với toàn bộ đời sống xã hội và hoạt động của Nhà nước. Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho toàn xã hội nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Trên cơ sở đó, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân được bảo đảm, khắc phục được sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, hướng đến bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội cho người dân.

Một trong những yếu tố quan trọng trong các quyền và tự do cơ bản của cơng dân là quyền khiếu nại, trong đó pháp luật về khiếu nại được coi là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện quyền Hiến định đó. Hiến pháp 1992 đã khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự

lãnh đạo của Đảng, nên dân chủ và công bằng cho người dân trong đời sống cũng như trong bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong hoạt động giải quyết khiếu nại của cơng dân.

Với mục đích mọi khiếu nại của cơng dân phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật và đảm bảo tối ưu nhất quyền dân chủ của công dân trong việc lựa chọn cách thức tối ưu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với các biện pháp quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, thì việc hồn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng là một nhu cầu tất yếu có tính khách quan.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ:

…Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế…. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở… Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người… Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân [21, tr.134-135].

Điều này thể hiện quan điểm dân chủ đúng đắn trong Nhà nước pháp quyền, trong đó nhân dân có đầy đủ những quyền hạn mà pháp luật ghi nhận, nhưng cũng phải làm trịn nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Về phía Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện đúng trách nhiệm, phải thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình để bảo đảm hiệu quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, bảo đảm tính nghiêm minh và tính tối thượng của luật pháp trong sự tôn trọng quyền khiếu nại của cơng dân.

Pháp luật về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai cần được hoàn thiện để đáp ứng tiến trình cải cách tổng thể nền hành chính quốc gia:

Trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, cải cách thủ tục hành chính vẫn là một u cầu có tính khách quan. Đảng và Nhà nước ta

vẫn xem đây là khâu quan trọng của q trình cải cách nền hành chính nhà nước. Trên lĩnh vực hoạt động giải quyết khiếu nại thì cơ quan hành chính nhà nước các cấp là lực lượng chủ yếu thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Việc khởi kiện vụ án hành chính (khiếu nại tư pháp) là khâu cuối cùng của q trình khiếu nại; phán quyết của Tịa án về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính khép lại q trình khiếu nại của cơng dân. Do đó, việc hồn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng phải được đặt trong lộ trình cải cách hành chính, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh và hiệu quả.

Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2002-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 là:

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hố hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước [34, tr.33].

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung, về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai riêng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tố tụng hành chính thơng qua việc xem xét, phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và việc buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính đạt được mục tiêu nêu trên của cơng cuộc cải cách hành chính nhà nước.

Pháp luật về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai cần được hồn thiện để phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp:

Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp là:

Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tịa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan cơng quyền trước Tòa án [34, tr.19].

Là một phần trong hệ thống pháp luật, là phương tiện giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là những khiếu nại bức xúc hiện nay về thu hồi đất, bồi thường về đất…thơng qua tố tụng tại Tịa án, pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai cần phải được ngày càng hoàn thiện hơn, khắc phục những bất cập để thực hiện được mục tiêu nêu trên của cải cách tư pháp.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền và thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do đó, chính sách và pháp luật của Nhà nước phải nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền dân chủ cho nhân dân, địi hỏi pháp luật về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai hồn thiện hơn theo hướng mở rộng quyền khiếu kiện cho công dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về tất cả các nội dung của hoạt động quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w