Nhóm giải pháp về hồn thiện nội dung các quy định pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 95 - 99)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về hồn thiện nội dung các quy định pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đa

luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính có hiệu quả, một trong những khâu then chốt nhất là xây dựng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại hành chính nhà nước và khiếu nại theo thủ tục tư pháp) đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt trong các lĩnh vực về quản lý đất đai... Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản này theo hướng thống nhất giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng khi xét xử vụ án hành chính; quy định thời hiệu khởi kiện

vụ án hành chính dài hơn tạo cho người khởi kiện có khả năng thực hiện dễ dàng hơn việc khiếu kiện hành chính; mở rộng điều kiện khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của cơng dân, cơ quan, tổ chức như: không bắt buộc phải nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mới có quyền khởi kiện; sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo (lần hai) vẫn được quyền khởi kiện; quy định thống nhất thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính (chỉ trừ một số vụ việc có tính chất đặc thù)…

Trước mắt, để giải quyết nhanh những tồn tại vướng mắc, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính về đất đai như: Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, …và hồn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Đối với Luật khiếu nại, tố cáo: Để giải quyết tốt mọi khiếu nại, tố cáo

của công dân, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền, cần phải đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp luật theo những nội dung sau:

+ Mở rộng phạm vi và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân:

Về đối tượng bị khiếu nại, Luật khiếu nại tố cáo mới thực hiện việc điều chỉnh những vấn đề khiếu nại đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế các cơ quan Nhà nước khác (như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Văn phòng Quốc hội...), các tổ chức đồn thể xã hội (Cơng đoàn, Mặt trận Trung Quốc, Phụ nữ...) cũng có những quyết định hành chính, hành vi hành chính đụng chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, dẫn đến

việc phát sinh các khiếu nại hành chính. Do đó, đối tượng bị khiếu nại cũng cần mở rộng.

+ Xây dựng lại Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành theo hướng tách thành hai đạo luật riêng biệt quy định về pháp luật khiếu nại và pháp luật tố cáo. Luật khiếu nại mới cần phải được xây dựng trở thành một đạo luật khung để giải quyết mọi khiếu nại của công dân trên các lĩnh vực.

- Đối với Luật đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng cần được sửa đổi bổ sung và có các văn bản quy phạm pháp luật

hướng dẫn cụ thể theo hướng giải quyết những tồn tại vướng mắc đã đề cập trong đề tài.

Để khắc phục tình trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay rất nhiều, nhưng chủ yếu được thực hiện theo con đường khiếu nại hành chính, làm cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lâm vào tình trạng quá tải, không thể thực hiện đúng việc thụ lý và giải quyết khiến nại đúng thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, trong khi Tịa án lại có cảnh Tịa hành chính “ngồi chơi, xơi nước” cần dỡ bỏ “bức tường” ngăn cách giữa hai phương cách: khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp (khởi kiện tại Tịa án). Muốn vậy, cần quy định người khiếu nại có thể lựa chọn hoặc là đi hết con đường khiếu nại hành chính hoặc là đang ở bất cứ giai đoạn nào của con đường này cũng có thể chuyển vụ việc khiếu nại sang Tịa án bằng việc khởi kiện của mình. Quy định này sẽ làm cho việc giải quyết khiếu kiện tại Tòa án được cải thiện hơn.

Mặt khác, phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án như hiện nay chỉ dừng ở mức độ tuyên xử bác yêu cầu của người khởi kiện hoặc hủy một phần hoặc tồn bộ quyết định hành chính bị khiếu kiện hoặc buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi trái pháp luật…để họ thực hiện lại

trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật, gây tâm lý sau khi Tòa án giải quyết nếu yêu cầu khiếu kiện được chấp nhận thì quyền, lợi ích của người khiếu kiện cũng chưa được giải quyết. Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu khi xây dựng pháp luật tố tụng hành chính, cần có chế tài buộc người có thẩm quyền có trách nhiệm phải sửa đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Theo đó, cũng phải có những quy định cụ thể trong truờng hợp nào thì Tịa án có thẩm quyền tuyên hủy, tuyên sửa đổi hay giữ nguyên quyết định hành chính bị khiếu kiện; tuyên bác yêu cầu hoặc tuyên chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu kiện để tránh sai sót, tùy tiện và nhận định khác nhau của Tòa án các cấp khi xem xét cùng một vấn đề.

Những vấn đề nói trên đều nhằm mục đích mở rộng phạm vi quyền khiếu nại của cơng dân, đơn giản hố thủ tục khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính của cơng dân và thuận tiện cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tồ án được nhanh chóng chính xác, đúng pháp luật.

Giải pháp trước mắt được đề xuất và đang thực hiện là: Tòa án nhân dân tối cao thường năm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc; thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về giải quyết khiếu kiện hành chính đối với Tịa án nhân dân các cấp. Trong hai năm 2008, 2009, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức hội thảo và tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt động giải quyết các vụ án hành chính. Tịa hành chính Tịa án nhân dân tối cao đã tập hợp những khó khăn, vướng mắc, sau đó cùng Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất để Ban soạn thảo dự án Luật tố tụng hành chính xem xét, cân nhắc khi xây dựng dự án Luật tố tụng hành chính.

Theo hướng mở rộng quyền khiếu kiện hành chính cho cơng dân, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan đã

đề nghị Ủy ban pháp luật của Quốc Hội trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định của Luật đất đai cho phù hợp với quy định của Luật khiếu nại, tố cáo về vấn đề bảo đảm quyền khởi kiện vụ án hành chính của người khiếu nại sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w