- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy
3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản
3.1.2. Xuất phát từ thực trạng bức xúc xã hội và sự gia tăng trên thực tế của các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đa
thực tế của các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai
Việc sử dụng đất luôn gắn với đời sống của con người. Mỗi hình thức xã hội lồi người có chế độ sở hữu và sử dụng đất khác nhau. Bản thân mỗi chế độ sở hữu, sử dụng đất tồn tại tương đối ổn định trong một thời gian dài, nhưng phương cách quản lý, sử dụng đất thì ln thay đổi. Từ khi thành lập
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945 đến nay, đất nước ta trải qua những hoàn cảnh phát triển khác nhau, có thời kỳ vừa chống giặc ngoại xâm vừa tăng gia, sản xuất; vừa kháng chiến trường kỳ chống đế quốc xâm lược và chính quyền tay sai bán nước, vừa phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chính sách và quy định pháp luật khác nhau về quản lý đất đai phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Trong khoảng thời gian 50 năm, chúng ta đã tiến hành các chính sách cải cách ruộng đất, tiến tới đưa đất đai thành sở hữu toàn dân trong Hiến pháp 1959 với các hình thức quản lý, sử dụng khác nhau: Các đơn vị kinh tế của Nhà nước, các Hợp tác xã (chủ yếu là hợp tác xã nơng nghiệp), hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài.
Quản lý nhà nước về giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất…trong nhiều năm bị buông lỏng.
Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những đặc điểm về đất đai, về văn hóa, xã hội nên ở mỗi địa phương lại có những quy định về quản lý, sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường khi thu hồi đất… khác nhau.
Đặc biệt, với sự phát triển của kinh tế đất nước, trong những năm qua hàng loạt các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu du lịch, khai thác khoáng sản…ra đời; nhu cầu mở rộng cơ sở vật chất cho giao thông, trường học, bệnh viện, cơng sở, nhà ở…ngày càng lớn, do đó việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cưỡng chế để giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất…được tiến hành thường xun, liên tục, có lúc mang tính chất ồ ạt. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, quyền và lợi ích của đơng đảo người dân lao động. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai vừa thiếu, vừa nhiều, vừa rườm rà, chồng chéo, xung đột lẫn nhau…dẫn đến việc khó cập nhật và nảy sinh nhiều vướng mắc trong
quá trình áp dụng vào thực tiễn; phương cách mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cán bộ, cơng chức trong các cơ quan nhà nước đó xem xét ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai có những nơi, những lúc chưa đúng trình tự, thủ tục của Luật đất đai hoặc chưa được công khai, dân chủ, công bằng và đúng pháp luật. Từ đó, khơng những dẫn đến khiếu nại đơng người, gây nên “điểm nóng” của xã hội do những người dân bức xúc, gây áp lực, yêu cầu cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của họ, mà cịn dẫn đến việc khiếu kiện đơng người tại Tịa án.
Nội dung khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai bao gồm: khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đòi lại đất đã đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đất do thực hiện các chính sách “nhường cơm, sẻ áo”, đất có nhà ở tại đơ thị thuộc diện Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện cải tạo công thương nghiệp nhưng Nhà nước chưa làm đủ thủ tục quản lý; đất các cơ sở tôn giáo đã hiến, cho, mượn được chính quyền sử dụng làm nhà trẻ, trường học, nhà văn hóa hoặc sử dụng vào các mục đích cơng cộng khác; đất cho mượn, cho ở nhờ; đất hương hỏa, thừa kế trong thân tộc; đất do Nhà nước giao, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa phân định rõ ranh giới hoặc được cấp chồng chéo lên nhau…Nhưng chỉ có đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về một số nội dung khiếu nại nêu trên, người khiếu nại mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án. Nhu cầu đặt ra cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật là mở rộng quyền khiếu kiện hành chính tại Tịa án cho người khiếu nại để khắc phục tình trạng người dân bức xúc khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện của họ vì khơng thuộc thẩm quyền.
Một số bất cập trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai đã dẫn đến bức xúc cho
một số người dân, dần lan tỏa đến một số địa phương và có xu hướng lan tỏa tồn xã hội.
Ví dụ như các trường hợp sau:
+ Ngày 04/11/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 989/QĐ- TTG giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trình Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thu hồi 804ha đất tại 5 phường thuộc quận 9 để giao cho Ban quản lý Khu công nghệ cao của thành phố. Ngày 27/6/2002, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 2666/QĐ-UB thu hồi 804ha đất tại 5 phường thuộc quận 9 như tại Quyết định số 989/QĐ-TTG đã nêu. Ngày 01/11/2006, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 4877/QĐ-UBND điều chỉnh lại tên các phường có diện tích 804ha đất bị thu hồi theo Quyết định số 2666/QĐ- UB. Sau đó, Ủy ban nhân dân quận 9 tiến hành thơng báo đến các hộ dân có đất bị thu hồi. Hơn 160 hộ dân trong số hơn 1000 hộ dân có đất bị thu hồi đã khiếu nại và khởi kiện cho rằng diện tích đất của họ không nằm trong ranh giới đất bị thu hồi theo Quyết định số 2666/QĐ-UB ngày 27/6/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Khi giải quyết vụ án, Tịa án nhận thấy Quyết định số 2666/QĐ-UB có các sai sót về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, nếu xử hủy Quyết định số 2666/QĐ-UB sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vai trị quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư với nước ngồi…. Do đó, đã phải phối hợp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ cùng giải quyết với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khi Toà án căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 138 Luật đất đai và khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để trả lại đơn khởi kiện vì người khiếu nại đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
đai đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì 26 hộ dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, một số hộ dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và ở các tỉnh Long An, Nghệ An đã phản ứng với Đại biểu Quốc hội.
Ngay trong một số quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính về đất đai, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cịn ghi quyền khởi kiện vụ án hành chính sau khi nhận được quyết định này và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng điều này phù hợp với quy định của Điều 46 Luật khiếu nại, tố cáo.
Tuy số lượng án khiếu kiện hành chính về đất đai hàng năm vẫn tăng, nhưng tại “Báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo” Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII nhận xét:
Trong 3 năm qua (2006, 2007,2008), tình hình khiếu nại của cơng dân diễn biến phức tạp và có xu hướng vượt cấp lên các cơ quan trung ương; khiếu nại xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đơ thị hố cao, đã và đang thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, sân gôn… Điều đáng quan tâm là, cơng dân khiếu nại đến cơ quan hành chính là chủ yếu mà rất ít khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án [78]. Theo Báo cáo trên thì trong 03 năm 2006, 2007 và 2008 Ủy ban nhân dân các cấp nhận được 214.295 đơn khiếu nại, tố cáo về hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng tập trung chủ yếu là lĩnh vực đất đai (chiếm tỉ lệ hơn 80%, cá biệt có địa phương chiếm hơn 90%).
Như vậy, hoạt động xét xử của Tòa án chưa phản ánh được thực chất, thực trạng tình hình khiếu nại hành chính ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tình hình trên đã gây nên sự hoài nghi trong dư luận, trong quần chúng nhân dân về tính hiệu quả của việc giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án nước ta hiện nay. Đây chính là địi hỏi của xã hội phải hồn
thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai để mở rộng quyền khiếu kiện cho công dân, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện của Tòa án trong lĩnh vực này.