Tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nói chung và của một ngành luật nói riêng thể hiện ở sự thống nhất của nó. Một hệ thống pháp luật được gọi là có sự thống nhất khi giữa các bộ phận của nó khơng có sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Tính đồng bộ của một hệ thống pháp luật cũng thể hiện ở hai mức độ. Ở mức độ chung đó là sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. Ở mức độ cụ thể tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau.

Việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2006), Luật đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung năm 2005). Tính đồng bộ trong pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai thể hiện các quy định trong các văn bản pháp luật này phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Tuy nhiên, hiện nay giữa các văn bản này vẫn còn một số mâu thuẫn, chồng chéo, đặc biệt là chồng chéo trong quy định về vấn đề thời hiệu khiếu nại và thời hiệu khởi kiện, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ án hành chính mà đối tượng khởi kiện là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai. Do vậy, khi hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện trong đất đai, cần chú ý đến việc sửa đổi để các quy định này được thống nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w