Nhóm giải pháp về đổi mới tư duy, nhận thức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 94 - 95)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về đổi mới tư duy, nhận thức

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở Việt Nam, cả về phía cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng hành chính và cả về phía cơng dân cần đổi mới tư duy, nhận thức về khiếu kiện hành chính nhất là về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai: phải coi đó là một phương cách khiếu nại và giải quyết khiếu nại tất yếu mà công dân được quyền lựa chọn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong Nhà nước pháp quyền, cơ quan hành chính nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và chính mình cũng phải tn thủ quy định của pháp luật (không đứng trên pháp luật) và phải chịu sự áp đặt các chế tài khi không thực hiện đúng chức trách công vụ theo quy định của pháp luật; chuyển dần nền hành chính theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang hệ thống hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức trong các cơ quan đó cần thơng suốt quyền hạn quản lý của mình là quyền phục vụ nhân dân; phải thực sự là “công bộc của nhân dân” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong trường hợp bị khiếu kiện cần nghiêm chỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.

Trong xã hội cần loại bỏ tư tưởng “dân kiện quan” như “con kiến mà

kiện củ khoai”, mà trong tư duy, nhận thức phải hiểu trong mọi lĩnh vực,

trong mọi hoạt động của đời sống xã hội của cả về phía “người quản lý”, của

cả về phía “người bị quản lý” khi có vấn đề cho rằng là vi phạm pháp luật đều có thể phải tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết; khi tham gia tố tụng tại Tịa án thì quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức trong các cơ quan đó với người đi khiếu kiện khơng cịn là quan hệ hành chính nữa mà đã chuyển sang quan hệ tố tụng giữa các đương sự theo

nguyên tắc “…mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt

nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”. (Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002).

Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện nay, đang là vấn đề “nổi cộm” của đời sống xã hội, cần đổi mới tư duy, nhận thức theo hướng: cơ quan hành chính nhà nước đang chuyển một số hoạt động từ phương thức quản lý hành chính đơn thuần sang phương thức hành chính dịch vụ cơng.

Giải pháp trước mắt hiện nay là: phải quán triệt trong cán bộ, đảng viên đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cán bộ, đảng viên (nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước) phải tiên phong trong học tập, nghiên cứu và làm theo đúng các quy định của pháp luật trong q trình thực hiện trách nhiệm cơng vụ của mình; phải có và tạo được tâm lý khơng có gì là “xấu” khi tranh tụng tại Tòa án và phải biết “xấu hổ” khi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện trách nhiệm cơng vụ của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w