Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 83 - 105)

2.Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

cho giáo viên

1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu của dạy học phân hóa

5. Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

3. Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

giáo viên

4. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ

hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi biện pháp có vai trị và vị trí cần thiết trong q trình quản lý giáo dục.

Khi quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trong nhà trường, cán bộ quản lý phải thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng thúc đẩy và bổ sung cho nhau để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ một biện pháp nào.

Các biện pháp trên chính là một nguồn lực của nhà trường trong công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh cho giáo viên

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Tác giả đã tiến hành phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn để đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 100. Trong đó: giáo viên là 80 người, cán bộ quản lý là 20 người. Số người trả lời đúng các yêu cầu là 100.

Về sự cần thiết: phiếu đánh giá tính cần thiết gồm 3 mức độ: khơng cần thiết: 1 điểm; cần thiết: 2 điểm; rất cần thiết: 3 điểm; Về tính khả thi có 3 mức độ: khơng khả thi: 1 điểm; khả thi: 2 điểm; rất khả thi: 3 điểm.

Tính điểm trung bình theo cơng thức : = Trong đó:

: Điểm trung bình; Xi : Điểm ở mức độ i

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

STT Biện pháp Tính cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ tổ trưởng chuyên môn

2 8 90 2.96 1

2 Tổ chức triển khai các hoạt động bồi

dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa 5 10 85 2.91 3

3

Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

7 15 78 2.88 4

4

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

0 11 89 2.86 5

5

Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

3 8 89 2.93 2

Từ kết quả ở phiếu trưng cầu ý kiến, thấy rằng, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học và giáo dục học sinh của các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (bình qn là trên 80%). Trong đó biện pháp có tính cần thiết nhất là: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môm với điểm TB là 2,96. Tổ trưởng chuyên môn không chỉ là cánh tay nối dài từ hiệu trưởng đến từng giáo viên trong tổ, họ là người quản lý cấp cơ sở. Vì vậy, tổ trưởng chuyên mơn được đào tạo và bồi dưỡng tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sáng cho giáo viên thì mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường sẽ thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng có những điểm khác nhau. Cá biệt một vài người còn cho rằng biện pháp này, biện pháp kia là chưa cần thiết. Có thể do nhận thức hoặc do họ chưa cố gắng. Vì tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên, không áp đặt, lựa chọn nên kết quả phản ánh khách quan. Tuy nhiên số cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng không cần thiết là rất ít.

Kết quả này phản ánh sự thừa nhận, đồng tình của đa số cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp đề xuất trên cho công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các nhà trường.

3.4.2.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, cho thấy những biện pháp đề xuất đều có tính khả thi, nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cán bộ quản lý và giáo viên tại các nhà trường THPT. Kết quả khảo sát trên mới chỉ là những quan điểm, nhận định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Do đó, cần phải có thời gian để thực nghiệm, cải tiến và phát triển những biện pháp quản lý được đề xuất.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính khả thi Khơng khả thi Khả thi Rất khả thi Điểm TB Thứ bậc 1

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

5 10 85 2.73 2

2

Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

2 8 90 2.82 1

3

Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

1 15 84 2.71 5

4

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

0 11 89 2.72 4

5

Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Từ kết quả trên cho thấy phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và rất cần thiết trong việc nâng cao công tác dạy học và giáo dục tại các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (bình quân là trên 80%). Trong đó việc tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên mang tính khả thi cao, tuy nhiên việc xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi sự đầu tư thời gian, sự tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Tuy nhiên quan điểm của giáo viên cũng còn khác nhau, biểu hiện là chênh lệch mức điểm giữa các tiêu chí. Một vài người cịn cho rằng có biện pháp khơng khả thi. Tuy nhiên số người cho rằng không khả thi là không đáng kể.

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên

môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 2.96 1 2.73 2 2 Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng

kỹ năng dạy học phân hóa 2.91 3 2.82 1

3 Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá khách

quan hoạt động bồi dưỡng của giáo viên 2.88 4 2.71 5

4

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

2.86 5 2.72 4

5 Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ

năng dạy học phân hóa cho giáo viên 2.93 2 2.73 2 Từ bảng tương quan thấy rằng mỗi biện pháp thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi gần bằng hoặc trùng nhau. Chỉ duy nhất có biện pháp thứ 2: Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên tính cần thiết đứng ở vị trí số 3, tính khả thi đứng ở vị trí số 1 bởi việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đỗi ngũ giáo viên chắc chắn sẽ tổ chức được, có thể giao cho tổ chun mơn tổ chức bồi dưỡng, nhà trường tổ chức bồi dưỡng hoặc

mời chuyên gia, tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn tổ chức nên tính khả thi đứng ở vị trí số 1. Nhưng hoạt động bồi dưỡng đó có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của những người tham gia bồi dưỡng. Thực tế kết quả bồi dưỡng không cao cũng là do các nhà quản lý chưa làm tốt công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên, việc đánh giá cịn cả nể và hình thức.

Kết quả trên đã chứng tỏ nhận thức và quan điểm của cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát là thống nhất và chặt chẽ. Nó cũng chứng tỏ hệ thống các biện pháp được đề xuất trên là phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên có thể phổ biến ở các trường THPT toàn tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện địi hỏi cán bộ quản lý các trường THPT phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường thì việc thực hiện các mục tiêu quản lý mới đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên và thực trạng các nhà trường đã khảo sát, có thể đề xuất 5 biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

- Biện pháp 2: Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học

phân hóa cho giáo viên.

- Biện pháp 3: Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

- Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

- Biện pháp 5: Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Do đó, khi thực hiện cần đảm bảo sự đồng bộ mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả khảo nghiệm qua ý kienes chuyên gia cho thấy: các biện pháp được đề xuất đều tính cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Mỗi học sinh là một cá thể với đặc điểm cá nhân, khả năng nhận thức và hoàn cảnh sống khác nhau. Để phát huy được tối đa khả năng cá nhân của từng học sinh thì phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cần tổ chức và quản lý có hiệu quả q trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa là sự tác động của chủ thể quản lý tới q trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa nhằm đảm bảo giáo viên nắm được hệ thống các kỹ năng dạy học phân hóa và phải sử dụng có hiệu quả vào q trình dạy học.

1.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa gồm: Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa; Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo định hướng dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; Quản lý đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh; Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với đặc điểm cá nhân, khả năng nhận thức và hoàn cảnh sống của học sinh; Quản lý sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học theo hướng phấn hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

1.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn cho thấy:

Các trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên cơ bản được quản lý chặt chẽ, có nề nếp dạy học. Cơng tác đổi mới phương pháp, kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Công tác quản lý được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo cho nhà trường thực hiện tốt nề nếp dạy và học, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

1.4. Tuy nhiên, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục: Việc khảo sát học sinh trước khi dạy học thực hiện chưa đồng bộ, việc sử dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp với học sinh, học sinh được tôn sự khác biệt, được tạo cơ hội thể hiện mình chưa được quan tâm đúng mức; Quản lý hoạt động dạy của giáo viên, mới dừng ở việc giữ ổn định nề nếp dạy học; Việc đổi mới hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học diễn ra rất chậm chạp, hiệu quả thấp; Chưa có chuẩn đánh giá kết quả dạy học nên việc đánh giá cịn mang tính chấy cảm tính. Việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phù hợp với học sinh đã được quan tâm nhưng kết quả chưa rõ; Khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn chế.

1.5. Để quản lý hoạt động dạy học phân hóa phù hợp đạt kết quả tốt, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

- Biện pháp 2: Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học

phân hóa cho giáo viên.

- Biện pháp 3: Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

- Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

- Biện pháp 5: Đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

1.6. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ nên cần được thực hiện đồng bộ, sát với thực tiễn từng trường. Kết quả khảo nghiệm ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy: các biện pháp này đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

- Giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng các chuyên đề, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đối tượng học sinh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học, trong đó quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học phân hóa phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 83 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)