Nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung

học phổ thông

1.4.2.1. Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp của trường.

Phân hóa nội dung dạy học: Nội dung của bài học có thể được phân hóa dựa trên những gì học sinh đã biết. Một số học sinh có thể chưa biết gì về nội dung sắp học, cũng có một số học sinh đã biết về nội dung học tập và sử dụng chúng trong chừng mực nhất định. Do vậy, giáo viên có thể phân hóa nội dung học tập thơng qua việc thiết kế một số nhiệm vụ theo các mức độ nhận thức của bloom cho phù hợp với các nhóm học sinh.

Phân hóa phương pháp dạy học: Phân hóa phương pháp dạy học được hiểu là với cùng một nội dung nhưng với những nhóm học sinh khác nhau, giáo viên sẽ có

sự hỗ trợ khác nhau. Để những học sinh khá giỏi không cảm thấy quá nhàm chán, đơn giản khi khám phá kiến thức. Cịn những học sinh yếu khơng đến mức ở trạng thái thất vọng vì phải đối mặt với vấn đề quá khó so với năng lực.

Trong q trình dạy học giáo viên cần lưu ý: Với những học sinh khá giỏi có thể khơng cần nhiều sự chỉ dẫn hay làm việc trực tiếp với giáo viên, còn đối với học sinh trung bình, đặc biệt là học sinh yếu kém thì sự hỗ trợ của giáo viên là rất cần thiết. Như vậy khi thực hiện theo phương pháp này tất cả các học sinh đều được tham gia học tập. Phân hóa phương pháp dạy học cho phép học sinh lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để có thể tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng nhất hoặc lựa chọn những nhiệm vụ để thực hiện.

Phân hóa theo mục tiêu: Tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà đặt ra các mục tiêu khác nhau.

Dạy học phân hóa nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực giúp các em phát huy được tối đa những năng lực, sở trường của cá nhân mà vẫn đáp ứng được mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người yêu lao động, sáng tạo, những cơng dân có ích cho xã hội, những con người sống có trách nhiệm, yêu quê hương, đất nước, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp để tiếp tục học tập lao động đảm bảo cuộc sống.

Người làm công tác quản lý cũng như giáo viên cần nhận thức rõ được trong dạy học cần đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng, mỗi cá thể học sinh là một chủ thể nhận thức có khả năng nhận thức và hoàn cảnh sống khác nhau, đó để có được những định hướng phù hợp trong việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Bên cạnh đó thì người giáo viên cũng cần hiểu được những nguyên lý trên để hiểu được ý thức trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa.

Cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên hiện nay tập trung vào:

- Lập kế hoạch và quản lý việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và theo kế hoạch năm học của nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh đó cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh.

- Quán triệt đầy đủ cho giáo viên về mục tiêu của việc bồi dưỡng kỹ năng dạy học học phân hóa.

- Chỉ đạo, tập hợp các tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng theo nhóm nội dung, theo từng thời kì. Biên tập thành các chuyên đề bồi dưỡng của nội bộ nhà trường. Đây là các tài liệu có tính định hướng, làm cơ cở cho giáo viên vận dụng để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Việc biên tập tài liệu bồi dưỡng của giáo viên phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện thực tế. Hiệu trưởng cần có giải pháp để thúc đẩy, trong đó nhấn mạnh vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán.

- Triển khai, quản lý các tổ/nhóm chun mơn, giáo viên chủ động trong việc thực hiện phương pháp dạy học phân hóa đặc biệt là các sử dụng các kỹ năng dạy học phân hóa triển thơng qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, mục tiêu dạy học đưa vào kế hoạch cá nhân của giáo viên đồng thời đưa các bài thu hoạch lên trường trực tuyến.

- Tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa của trường và các tổ/nhóm chun mơn và giáo viên, trong đó chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa phù hợp với đối tương học sinh trong từng giờ lên lớp. Trong q trình đó cần thu thập các ý kiến và kết quả thực tế để điều chỉnh, bổ sung.

1.4.2.2. Quản lý tiến trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa a. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch bồi dưỡng

Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên một cách hiệu quả thì người quản lý phải quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu dạy học phân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong giờ lên lớp, trong từng môn học, và tồn bộ chương trình của cấp học.

Mục tiêu dạy học đối với từng môn, từng chương, từng bài phù hợp với từng đối tượng học sinh phải thể hiện ở các khâu soạn bài, giảng bài và kiểm tra đánh giá theo hướng phù hợp với học sinh.

toàn bộ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh vào kế hoạch tổ chuyên môn và của mỗi cá nhân, trong đó chỉ rõ các biện pháp thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời cần quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động của cá nhân và của tổ, nhóm chun mơn trong nhà trường.

Các giáo viên và tổ/nhóm chun mơn cần xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng (thời gian, hình thức, mức độ, nội dung), các lực lượng phối hợp và điều kiện thực hiện. Đăng kí với Hiệu trưởng và dự kiến kế hoạch thực hiện đến khi hồn thành. Cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa chỉ đạt yêu cầu khi giáo viên xác định rõ và đúng mục tiêu của bồi dưỡng.

Các kế hoạch cụ thể đó là:

+ Kế hoạch của mỗi cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phân hóa theo hướng phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

+ Xây dựng đội ngũ sư phạm phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học phân hóa theo hướng phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, trong đó chú trọng vai trị đi đầu của đội ngũ giáo viên cốt cán, phát huy được sự tích cực nhiệt tình của các cá nhân.

+ Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị để sử dụng và quản lý các trang thiết bị dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch để giáo viên và tổ nhóm chun mơn thực hiện.

+ Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học của các tổ nhóm chun mơn và mỗi giáo viên nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, làm như vậy sẽ giúp hoạt động tổ chuyên mơn có nề nếp, kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học phân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh

b. Triển khai hoạt động bồi dưỡng

* Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xác định rõ mục tiêu của bài học Mục tiêu của quá trình dạy học là hình thành nên nhân cách, năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm phẩm

Những vấn đề mà người giáo viên cần bồi dưỡng nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa đó là: Năng lực tìm hiểu đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục; năng lực thiết kế các công cụ dạy học (hệ thống các câu hỏi, bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, thể hiện được phân hóa); năng lực sáng tạo (sáng tạo trong cách dạy, lựa chọn phương pháp dạy học, công cụ dạy học, tổ chức hoạt động; năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; năng lực thiết kế, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Năng lực giải quyết những tình huống sư phạm trong thực tiễn dạy học. Ngoài ra giáo viên cũng cần chú ý đến năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, năng lực sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh.

Như vậy, muốn tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Người làm công tác quản lý phải tạo động lực cho giáo viên tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Việc đó được thực hiện thơng qua công tác bồi dưỡng giáo viên. Đó là bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ giáo dục, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh. Người quản lý cần đặt ra yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên và coi đó là yêu cầu bắt buộc. Có kế hoạch và chỉ đạo các tổ chuyên mơn tích cực đơn đốc, giám sát việc tự bồi dưỡng của giáo viên.

* Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phân hóa

Thiết kế bài học là một trong những khâu quan trọng trong việc chuẩn bị của giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch dạy học.

Để quản lý việc bồi dưỡng đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả, Hiệu trưởng phải chỉ rõ trách nhiệm của giáo viên, tổ chức cho giáo viên học tập lẫn nhau, nhân rộng những mơ hình tốt, sáng kiến hay trong quá trình bồi dưỡng. Khi thiết kế kế hoạch dạy học, giáo viên phải đặc biệt chú ý đến quy định của giờ dạy phân hóa về thủ tục hành chính và chất lượng chun mơn. Chú ý đánh giá cao việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học hướng vào phù hợp năng lực người học.

* Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích cực dổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học

Phương pháp dạy học truyền thống thầy chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Còn phương pháp dạy học phân hóa đó là tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả. Trên thực tế học sinh đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, sức khỏe... của học sinh. Học sinh sẽ hứng thú, u thích mơn học, khắc phục tâm lý chán nản của học sinh trong học tập.

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là phủ nhận sạch trơn những phương pháp cũ mà là sử dụng những phương pháp dạy học đó như thế nào để tạo ra được những giờ học đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy được tác dụng tối đa khi nó được vận dụng đúng lúc, đúng nơi và đúng mức. Trong dạy học, các phương pháp dạy học truyền thống khơng phải khơng cịn giá trị. Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo giữa các phương pháp đó trong dạy học. Việc sử dụng phương pháp mới cũng cần vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm để tìm ra hướng vận dụng phù hợp. Người làm công tác quản lý cần cho giáo viên thấy được bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học đồng thời thấy được ưu điểm, thế mạnh của từng phương pháp dạy học, từ đó có được những sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh.

Dạy học theo định hướng phân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh là sự kết hợp linh hoạt nhiều PP dạy học phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, khơng có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Việc vận dụng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng sáng tạo của giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết dành nhiều thời gian, cơng sức trong việc tìm hiểu đối tượng học sinh và thiết kế các công cụ dạy học phù hợp.

1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

- Kiểm tra, đánh giá đảm bảo thu thông tin phản hồi để điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và hỗ trợ người học học tập hiệu quả.

- Việc bồi dưỡng giáo viên hướng đến mục tiêu cuối cùng là giáo viên có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào trong thực tiễn cơng việc của mình. Thơng qua kiểm tra, đánh giá xác định được kết quả cuối cùng mà đối tượng được bồi dưỡng đạt được.

- Các hình thức đánh giá phải đa dạng, kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết.

- Các công cụ kiểm tra, đánh giá cần được xây dựng một cách bài bản, đảm bảo tính khách quan, chính xác, có tác dụng khuyến khích giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng.

- Nếu việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng mang tính hình thức sẽ dẫn đến hệ quả là giáo viên sẽ không quan tâm, nghiêm túc với hoạt động bồi dưỡng, không thấy được ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng trong việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.

1.4.2.4. Quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Các nguồn lực bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên gồm:

Các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý, có tính định hướng, khoanh vùng, tạo cơ sở pháp lý về thời gian, số lượng và đối tượng tham gia.

Kế hoạch quản lý của hiệu trưởng nhà trường, tạo điều kiện, môi trường, sự tương tác của đồng nghiệp, sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên cốt cán của trường.

Học sinh là đối tượng tạo ra môi trường để vận dụng, thực hành các kỹ năng dạy học phân hóa được bồi dưỡng.

Tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Các công cụ của công tác quản lý.

Nguồn tài chính phục vụ cơng tác bồi dưỡng.

Người Hiệu trưởng cần hướng tới các biện pháp quản lý để phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)