8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa hiện nay ở các
2.4.4. Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng
Để tìm hiểu thực trạng quản lý các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa hiện nay ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã khảo sát 30 cán bộ quản lý(bao gồm cả tổ trưởng, tổ phó chun mơn) ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Nội dung này được thể hiện trong phiếu hỏi số 2 (Phụ lục 2)
Mức độ đánh giá: Chưa bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm.
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9 dưới dây:
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Xếp thứ Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Xác định các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
0 2 28 2.93 1
2 Lập kế hoạch huy động các nguồn lực phụ vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
1 4 25 2.8 2
3 Tổ chức sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
1 6 23 2.73 3
4 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm huy động, sử dụng nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các trường đều xác định các nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên và được xếp ở vị trí số 1. Các nhà trường đều xác định được các nguồn lực đó bao gồm:
Tuy nhiên giữa việc xác định các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên với việc lập kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng, tổ chức sử dụng các nguồn lực cũng như nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên cịn có sự lệnh nhau, qua đó cũng đã bộc lộ những hạn chế, chưa có giải pháp phù hợp cho cơng tác quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
2.5.1. Các yếu tố chủ quan
2.5.1.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý ở đây là Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng
Hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên thông qua các yếu tố sau:
Phẩm chất đạo đức: Trong cơng tác quản lý, Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị
vững vàng, đạo đức , lối sống trong sáng, mẫu mực sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và quan sát cho thấy hiệu trưởng và những người làm công tác quản lý ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn đều có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có lối sống trong sáng, gương mẫu trước giáo viên, nhân viên và học sinh.
Trình độ chun mơn: Hiệu trưởng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững
nguyên tắc bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa. Lập kế hoạch định hướng cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, giáo viên phát triển chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng phải có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Đánh giá được hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trực tiếp tham gia giảng dạy, qua đó vừa thực hiện cơng tác quản lý, vừa có thực tế để xác định được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
trong công tác quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học. Tại các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 100% Hiệu trưởng và cán bộ quản lý đều trực tiếp tham gia giảng dạy, có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng.
Năng lực quản lý: Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý vững vàng, có năng lực
sư phạm, kỹ năng quản lý, giao tiếp, định hướng, tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác tốt. Có tầm nhìn, linh hoạt chủ động sáng tạo, tự tin dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn có tư duy đổi mới trong quản lý, hiệu trưởng phải biết xây dựng mạng lưới các quan hệ giao tiếp tốt.
Qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp cho thấy đội ngũ quản lý của các trường THPT thành phố Bắc Kạn đều là những người có năng lực quản lý tốt, nắm rõ nguyên tác nghiệp vụ cơng tác quản lí. Đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số vấn đề trong khâu quản lý còn hạn chế nên các hoạt động liên quan đến vấn đề bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên chưa đạt mức độ hiệu quả cao như mong đợi.
2.5.1.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý gồm: giáo viên, nhân viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Về giáo viên và nhân viên: Đây là một trong hai nhân tố quan trọng nhất quyết định kết quả của cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định để người quản lý căn cứ vào đó có những giải pháp trong cơng tác quản lý.
Giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Kế hoạch của Hiệu trưởng có thành cơng hay khơng? thực hiện có thuận lợi hay khơng? phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên
Thực tế ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo đạt chuẩn 100%. Chất lượng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu.Vì vậy việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên đạt mức độ khá. Tuy nhiên còn một bộ phận giáo viên năng lực hạn chế, ngại thay đổi, khơng tích cực nên ảnh hưởng đến cơng tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường.
Về học sinh: Đây là đối tượng quan trọng trong quá trình giáo dục. Học sinh là đối tượng để giáo viên trực tiếp giảng dạy, tham gia nghiên cứu, thí điểm, tập dượt các phương pháp, kĩ năng dạy học. Sự phản ánh của học sinh giúp giáo viên nhìn nhận mình và có sự điều chỉnh phù hợp trong q trình dạy học. Những thơng tin thu được từ học sinh giúp người quản lý ra các quyết định phù hợp để đảm bảo thành công nhiệm vụ.
Về cở sở vật chất, phương tiện dạy học: Đây là các công cụ phục vụ công tác dạy học trong đó có cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt tạo điều kiện triển khai các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, qua đó nâng cao hiệu quả và làm phong phú thêm các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa
Thực tế cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã đảm bảo ở mức độ cơ bản, nhiều thiết bị hiện đại, mới, tính năng sử dụng tốt đã góp phần tích cực thúc đẩy cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên và làm tăng chất lượng quản lý đối với hoạt động này. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chất lượng không đều, xuống cấp, nên không đảm bảo để sử dụng tối đa cho các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học. Điều này vừa làm cản trở, vừa ảnh hưởng đến tinh thần cũng như kết quả bồi dưỡng phương pháp dạy học của giáo viên
2.5.2. Các yếu tố khách quan
Đường lối chỉ đạo của Đảng, các thiết chế pháp luật được sự chỉ đạo thống nhất củangành giáo dục về hoạt động bồi dưỡng là cơ sở để các nhà trường xây dựng các kế hoạch, xác định mục tiêu.
Sự phát triển chung của xã hội, chất lượng cuộc sống, sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần thay đổi tư duy tạo điều kiện cho công tác quản lý cũng như thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa.
Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.
Kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên rất hạn chế, không thường xuyên nên không tạo ra được sự kích thích sáng tạo nhiều.
Chương trình giáo dục hiện tại đã lạc hậu, khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực.
Điều kiện và thời gian của cán bộ quản lí và giáo viên còn hạn chế.
Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường , các yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập khơng được kiểm sốt ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, tư tưởng của giáo viên và học sinh.
Như vậy, công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có nhiều yếu tố ảnh hưởng, cả khách quan và chủ quan. Sự ảnh hưởng có cả tính tích cực và tiêu cực.