Kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung học

1.3.3. Kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên trung học phổ thông

Dạy học phân hóa là dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.

Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập

Phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa giờ học theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học.

Một trong những kỹ năng cần có của giáo viên để thực hiện tốt dạy học phân hóa là tìm hiểu đối tượng giáo dục. Giáo viên cần có nhiều phương pháp sáng tạo và phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Hội, cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh về nhu cầu và đặc điểm của học sinh. Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học và giáo dục, phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục.

Từ việc tìm hiểu đối tượng giáo dục, tiếp theo giáo viên cần có kỹ năng thiết kế các công cụ dạy học. Đó là hệ thống các câu hỏi, bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, thể hiện được sự phân hóa.

Những công cụ ấy vừa đảm bảo được mục đích chung là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn học, đồng thời đảm bảo phù hợp với nhận thức và học lực của từng đối tượng học sinh.

Việc tìm hiểu đối tượng học sinh và việc thiết kế các công cụ dạy học đòi hỏi giáo viên phải giành nhiều thời gian, công sức và có kiến thức chuyên môn tốt. Nó đòi hỏi giáo viên phải có đạo đức nghề nghiệp, say mê, toàn tâm toàn ý với nghề. Yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Để thực hiện tốt dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải thực sự sáng tạo. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, sáng tạo trong việc thiết kế các công cụ dạy học, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, sáng tạo trong cách đánh giá học sinh…

Cùng một nội dung dạy học, cùng một phương pháp dạy học nhưng giáo viên phải có sự tổ chức hoạt động học một cách hợp lí để đạt được mục đích phân hóa đối tượng học sinh mà không làm học sinh yếu kém phải tự ti, mặc cảm còn học sinh khá giỏi không trở nên tự cao, tự đại. Đó là nghệ thuật của người thầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)