8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo sự đóng góp tích cực của các biện pháp vào việc đổi mới bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
Biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phải tìm ra được hướng đi mới góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường THPT cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung.
3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và đội ngũ giáo viên giáo viên
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với đội ngũ giáo viên và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo định hướng của ngành, của địa phương bằng những biện pháp quản lý của nhà trường nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đồng thời tận dụng được cơ hội, vượt qua được các thách thức, huy động được sức mạnh của tập thể để nâng cao chất lượng bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên
3.1.3. Đảm bảo tính thiết thực, khả thi
Biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phải thực hiện được, mang lại hiệu quả thiết thực, áp dụng được trong thực tế góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT. Tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên được đo bằng hiệu quả của các biện pháp quản lý đó mang lại.
Hiệu quả biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa được thể hiện thơng qua:
Kết quả đạt được của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết quả biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phải có tác động đến q trình quản lý, tác động tới các đối tượng của quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT.
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và có thể vận dụng lâu dài
Việc đề ra hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên của cán bộ quản lý các trường THPT phải căn cứ vào thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên của các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn trong những năm qua. Kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên truyền thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật các thông tin thời sự để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Ngồi ra, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong đó có chất lượng dạy và học trong tương lai.
3.1.5. Đảm bảo tính pháp lý
Biện pháp đề ra phải đảm bảo tính hợp pháp, khơng vi phạm các quy định của
các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, các văn bản pháp quy về giáo dục nói riêng (Như Hiến pháp, Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, Chiến lược phát triển giáo dục theo từng giai đoạn; Nghị quyết cuả Đảng, của Quốc hội về giáo dục; Nghị định của Chính phủ về giáo dục; Thơng tư, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, của Sở Giáo dục và Đào tạo…)