Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 73 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo

3.2.3. Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của

giai đoạn cụ thể. Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng nhất là tự bồi dưỡng về kỹ năng dạy học phân hóa.

Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên cả về kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất. Bên cạnh việc động viên khích khích đề ra những yêu cầu và trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện bồi dưỡng giáo viên.

Giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Phát huy được vai trị của tổ trưởng chun mơn và các giáo viên cốt cán.

3.2.3. Xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của giáo viên giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của nhà quản lý. Kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác của quá trình quản lý (chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo) để tạo thành một chu trình khép kín. Đánh giá chính xác sẽ có tác dụng thúc đẩy. Việc đánh giá thường xuyên, sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt thực trạng và hiệu quả cơng việc kịp thời, từ đó sẽ có điều chỉnh mục tiêu, phương pháp quản lý, cách thức thực hiện nhằm nâng cao kết quả dạy học. Biến quá trình đánh giá thành quá trình tự đánh giá, mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh luôn tự đánh giá, xem xét bản thân, từ đó có những điều chỉnh cá nhân mình cho phù hợp mục tiêu chung của nhà trường.

Việc đánh giá phải thơng qua q trình quản lý vì vậy Hiệu trưởng phải xây dựng được những công cụ quản lý, đánh giá phù hợp, trong đó xây dựng cơng cụ quản lý đánh giá giáo viên về công tác bồi dưỡng kỹ dạy học phân hóa cho giáo viênlà một nội dung quan trọng.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc bồi dưỡng giáo viên hàng năm như: Việc xây dựng kế hoạch, hồ sơ chuyên mơn; sử dụng các thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành; kiểm tra, đánh giá học sinh; thực hiện dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

Đánh giá việc thực hiện các mặt công tác khác: làm đồ dùng dạy học và tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật, tham gia các cuộc thi, thực hiện ngày, giờ công lao động; tham gia sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; sinh hoạt chuyên đề và bồi dưỡng học sinh giỏi; tham gia ngoại khóa, các hoạt động tập thể.

Đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn trong việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh cho giáo viên với các nhiệm vụ như sau:

+ Đánh giá việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cũng như hiệu quả các buổi sinh hoạt chun mơn của tổ/nhóm chun mơn

+ Đánh giá việc bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên trong tổ cách dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh thơng qua nhiều hình thức.

Đánh giá trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp. Đánh giá việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh của của giáo viên thông qua việc dự giờ và xây dựng kế hoạch dạy học đã thực hiện theo hướng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh chưa? Đánh giá giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh, dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện; việc thực hiện nề nếp, kỷ luật, ý thức học tập của học sinh.

Đánh giá kết quả quá trình giáo dục: Căn cứ vào kết quả các kỳ kiểm tra, thi, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả thi THPT quốc gia, chấp hành kỷ luật và rèn luyện học sinh của giáo viên trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm.

Đánh giá sự chuyên cần, mức độ thực hiện và sự ảnh hưởng đến đồng nghiệp của mỗi giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa.

Thu thập thông tin từ nhiều kênh: giáo viên, giáo viên cốt cán, học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân để có thêm tư liệu trong quản lý và đánh giá.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Đánh giá các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và cá nhân giáo viên, tập trung vào các cách thức sau:

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp, hình thức kiểm tra có thể thơng báo trước hoặc đột xuất, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc thực hiện giờ

dạy, đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm sau giờ dạy cần tập trung vào đánh giá hoạt động học của học sinh, hướng tới việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từ khâu giao nhiệm vụ học tập; quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập; có biện pháp giáp đỡ học sinh hồn thành nhiệm vụ học tập. Đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu kém, học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về mục đích, vai trị của hoạt động đánh giá, phổ biến kế hoạch thực hiện trong nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các việc sau đây:

+ Đầu năm học, thành lập Ban Kiểm tra nội bộ trường học gồm: Ban giám hiệu, đại diện Ban Thanh tra nhân dân, tổ/ nhóm trưởng chun mơn, đại diện Cơng đoàn, Đoàn thanh niên.

+ u cầu các tổ, nhóm chun mơn lập kế hoạch kiểm tra theo từng tháng. + Kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn: kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định để có tư liệu phục vụ đánh giá.

+ Đánh giá thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đánh giá giờ dạy theo thông tư 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo; thông qua các lần kiểm tra và căn cư kết quả các kỳ thi, phân tích chất lượng giữa các lớp.

+ Biểu dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện tốt; đồng thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc, giúp giáo viên khắc phục, sửa chữa.

+ Sau mỗi lần kiểm tra, hồ sơ kết quả đánh giá phải được ghi chép để có cơ sở điều chỉnh, lưu giữ cẩn thận để làm cơ sở đánh giá ở các lần sau. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai và là một tiêu chí để xét thi đua cuối năm học.

Đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên thơng qua chất lượng học tập của học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo mỗi tổ/nhóm chun mơn xây dựng thư viện câu hỏi/bài tập. Các tổ/nhóm chun mơn xây dựng, lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện nhà trường.

Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: Đánh giá qua hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực

hành thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề (từ 1 tiết trở lên). Ma trận đề kiểm tra phải được thống nhất trong tổ/nhóm chun mơn, tổ trưởng chun mơn duyệt và báo cáo Ban giám hiệu trước khi soạn đề kiểm tra và tổ chức kiểm tra. Không để xảy ra việc xây dựng đề kiểm tra không theo ma trận.

Dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học để đánh giá giáo viên, đánh giá công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến dạy học phân hóa thiết lập cơng cụ đánh giá.

Hiệu trưởng thu thập các nguồn minh chứng, các thông tin phản hồi của giáo viên, học sinh và của nhân dân làm cơ sở cho q trình đánh giá.

Hiệu trưởng thơng qua q trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phải quan sát ý thức chấp hành, sự chuyên cần, chất lượng của bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên để đánh giá.

Nhà quản lý cần dân chủ bàn bạc thống nhất trong cơ quan huy động mọi thành viên tham gia vào việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, thống nhất việc sử dụng kết quả đánh giá, thiết lập hệ thống các bảng, biểu, lượng hóa các tiêu chí, cho điểm tương ứng. Giao cho các bộ phận, cá nhân phụ trách, theo dõi, cập nhật theo thời gian, tổng hợp theo tháng, năm học…, thông báo rõ ràng và ghi nhận sự phản hồi của các thành viên trong trường.

Ban hành các kế hoạch, quy định, quyết định, các văn bản chỉ đạo đảm bảo về thời gian, tính cần thiết, cấp thiết để chỉ đạo điều hành công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng các công cụ quản lý đánh giá, giúp điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Thơng qua kết quả của việc đánh giá, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh.

Cơ sở để thiết lập các công cụ quản lý là hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản chỉ đạo của ngành, hệ thống các văn bản của hiệu trưởng, các nội dung đã thống

nhất trong nội bộ. Đây là các điều kiện để hình thành và vận hành các cơng cụ quản lý kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng

Sự tác động của Hiệu trưởng vào ý thức của giáo viên các yêu cầu về công cụ đánh giá, tổ chức các hoạt động đánh giá, trên cơ sở đó giúp giáo viên nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong cơng tác giáo dục, giáo viên có ý thức tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

- Các hình thức động viên khen thưởng những giáo viên có thành tích cao, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để tạo sự công bằng cho đội ngũ giáo viên là điều kiện cần thiết tạo ra sự khích lệ, thúc đẩy sự cố gắng trong giáo viên về bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Như vậy việc xây dựng và đổi mới sử dụng các công cụ quản lý, đánh giá có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Giúp mỗi cán bộ, giáo viên ln có định hướng đúng đắn trong việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học ính, nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề từ đó có những điều chỉnh trong việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình được phân cơng giảng dạy, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên. Kết quả của đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt bồi dưỡng và quản lý giáo dục.

3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Xây dựng cơ chế chính sách đầy đủ cho các hoạt động bồi dưỡng, giảng dạy. Huy động các nguồn lực tham gia vào việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cả về lượng và chất.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học đã có.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng, nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa đồ dùng phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng của nhà trường.

Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học tự làm. Tăng sách báo, thiết bị cho nhà trường.

Huy động nguồn tài chính cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học. Ngay từ đầu năm học, các tổ nhóm chun mơn căn cứ vào nội dung chương trình, trang thiết bị hiện có, lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học. Khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng các phương tiện trực quan gắn với đời sống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng dạy học tự làm vào công tác giảng dạy.

Chỉ đạo quản lý tốt việc, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hạn chế làm hỏng, mất mát.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

- Đề xuất với cấp trên ban hành chính sách phù hợp với địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

- Lập kế hoạch, tham mưu, đề xuất với cấp trên để xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với trường THPT, đảm bảo về số lượng và chất lượng, từ thiết bị nhà vệ sinh, phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, bàn nghế theo đúng quy định phục vụ cho dạy học nói chung và thực hiện bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh nói riêng.

Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong dạy học, tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong dạy học. Giáo viên mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học tổ chức dạy học có hiệu quả các bài thực hành theo chương trình quy định. Có quy định về việc sử dụng các thiết bị dạy học. Kiểm tra việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học. Khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thơng tin từ mạng.

Khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy và học. Các tổ chuyên môn lựa chọn những thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm tham gia thi cấp trường.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên mơn, quản lý kết quả học tập của học sính, phần mềm quản lý thiết bị dạy học, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo các tổ chuyên môn khai thác tối đa các cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học.

Bồi dưỡng cho giáo viên bằng cách cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị.

- Có hình thức động viên, khen thưởng giáo viên có các đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm có giá trị trong dạy học, các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, đem lại hiệu quả cao trong dạy và học, các thiết bị khó làm, các thiết bị khơng có sẵn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, của phụ huynh học sinh và các cựu học sinh tham gia xây dựng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)