Quản lý tiến trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa hiện nay ở các

2.4.2. Quản lý tiến trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

Để tìm hiểu thực trạng quản lý tiến trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa hiện nay ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã khảo sát 100 giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung này được thể hiện trong phiếu hỏi số 3 (Phụ lục 1)

Mức độ đánh giá: Chưa bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7 dưới dây:

Bảng 2.7: Thực trạng tiến trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Xếp thứ Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Thành lập bộ phận chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

2 11 87 28,5 3

2 Xác định tập hợp giáo viên cốt

cán của trường. 2 8 90 28,8 2

3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của sở Giáo dục và Đào tạo

0 5 95 29,5 1

4 Xác định mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

8 10 82 27,4 7

5 Định hướng, giao nhiệm vụ cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng

8 9 83 27,5 5

6 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng

thông qua tổ chuyên môn 4 8 88 28,4 4

7 Tổ chức trao đổi, giao lưu với

các đồng nghiệp trường khác 17 13 70 25,3 8

8 Đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Từ kết quả khảo sát cho thấy công tác tổ chức bồi dưỡng đã được các trường quan tâm và làm tốt ở một số nội dung: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn; Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của trường; Thành lập bộ phận chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Điều này cho thấy trong công tác chỉ đạo và lập kế hoạch, cán bộ quản lý các trường đã quan tâm đến khâu chỉ đạo đội ngũ giáo viên cốt cán, thực hiện bồi dưỡng giáo viên tập trung theo kế hoạch của Sở. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên hàng năm,giáo viên cốt cán làm báo cáo viên các lớp bồi dưỡng (xếp thứ 1, 2, 3).

Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn, định hướng giao nhiệm vụ cho giáo viên tự bồi dưỡng và đôn đốc giám sát hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện ở mức độ khá . Đây là ba khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Thông qua kiểm tra giám sát biến yêu cầu khách qua thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, giáo viên tích cực chủ động tự bồi dưỡng thì việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ nói chung và bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa nói riêng của Sở, của trường, của tổ chuyên mơn sẽ đạt mục đích.

Đứng ở mức thấp là vấn đề xác định mục tiêu, và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên, chứng tỏ nhà quản lý chưa thật sâu sát để nhận diện những yêu cầu một cách đầy đủ của cơng tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

Tuy nhiên nhìn chung các tiêu chí có điểm cao chứng tỏ việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa đã được các nhà trường quan tâm

2.4.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa hiện nay ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã khảo sát 100 giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung này được thể hiện trong phiếu hỏi số 4 (Phụ lục 1)

Mức độ đánh giá: Chưa bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8 dưới dây:

Bảng 2.8: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

1 Ghi chép tổng hợp của Hiệu trưởng 8 12 80 2,72 6

2 Lập bảng theo dõi, đánh giá 11 11 78 2,67 7

3 Tổng hợp từ tổ, nhóm chun mơn 2 7 91 2,89 1 4 Tổng hợp đánh giá từ giáo viên

trong trường 8 10 82 2,74 5

5 Tổng hợp đánh giá từ học sinh 11 14 75 2,64 8 6 Thông qua hồ sơ chuyên môn cá nhân 5 7 88 2,83 3

7 Thông qua kết quả dạy học 4 16 80 2,76 4

8 Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá

học sinh 3 5 92 2,89 1

9 Các đánh giá từ bên ngoài 15 30 55 2,4 9

Hiệu trưởng các trường đã thực hiện đánh giá giáo viên thông qua các công cụ kiểm tra, đánh giá. Các cơng cụ khá đa dạng, nhìn nhận thơng qua nhiều góc độ, đảm bảo tính khách quan, chính xác.

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá giáo viên đạt kết quả chưa cao và không đều. Đạt mức độ cao là đánh giá tổng hợp từ tổ, nhóm chun mơn, thơng qua hồ sơ chuyên môn cá nhân và thông qua kết quả kiểm tra đánh giá học sinh trong đó cao nhất là thông qua kết quả kiểm tra đánh giá học sinh (xếp thứ 1). Đạt mức độ thấp là đánh giá từ bên ngoài và tổng hợp đánh giá từ học sinh (xếp thứ 8, 9). Kết quả này cho thấy việc đánh giá vừa mang tính khách quan vì cơng cụ đánh giá khá đa dạng, việc đánh giá được nhìn nhận thơng qua nhiều góc độ. Nhưng kết quả cuối cùng cùng của việc bồi dưỡng giáo viên phải thể hiện được ở việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên là đáp ứng được yêu cầu dạy học và giáo dục học sinh để thấy rõ được điểm này thì học sinh tham gia đánh giá sẽ chính xác, khách quan nhất nhưng tiêu chí này lại chưa được quan tâm.

Về cơ bản các tiêu chí đều ở mức độ cao, điều đó cho thấy việc sử dụng các công cụ đánh giá, công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên là bao quát và có hiệu quả thực tế. Nó giúp Nhà quản lý có cái nhìn đúng để định hướng cho các hoạt động. Giúp giáo viên thấy được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa để phát huy hay điều chỉnh.

Như vậy việc sử dụng công cụ đánh giá giáo viên là có và đối tượng đánh giá theo sát yêu cầu nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)