Dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung học

1.3.2. Dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông

Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói chung và của người thầy giáo nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Vị trí trung tâm của quá trình dạy học đang chuyển dần từ người dạy (giáo viên) sang người học (học sinh). Người dạy không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn có nhiệm vụ dạy cho học sinh cách học, cách thu nhận và xử lý kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sống đa dạng….Người giáo viên với vai trò là người đề xướng, thiết kế nội dung, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của người học,

giúp người học biết cách học, tự rèn luyện. Trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người giáo viên đã có những thay đổi theo những hướng cơ bản sau:

- Đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức các hoạt động học cho học sinh gắn với những kinh nghiệm sống của học sinh.

- Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất quan hệ thầy trò. - Yêu cầu sử dụng rộng rãi và chặt chẽ hơn các phương tiện dạy học hiện đại. Do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

- Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường, hợp tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh, nhất là đối với học sinh cấp THPT.

Guild an Garger năm 1998 phê phán gay gắt rằng trong khi chúng ta với tư cách là những nhà giáo dục bị thách thức bởi tính đa dạng trong thành phần đối tượng học sinh thì chúng ta lại không đáp ứng được đầy đủ những khác biệt đó. Thay vào đó chúng ta có xu hướng làm ngơ những khác biệt của học sinh và dựa vào cách tiếp cận “dạy cho những học sinh trung bình” hay “một giáo án chung cho tất cả” mà theo những cách tiếp cận đó, tất cả học sinh có thể chỉ được đọc cùng một giáo trình, thực hiện cùng một hoạt động bài học, làm việc cùng một tốc độ, làm cùng một bài tập về nhà và làm cùng một bài kiểm tra. Kết quả thu được rất đáng thất vọng với nhiều học sinh. Những học sinh thành công trong công việc được giao không có chút thách thức nào và do đó việc học trở nên buồn tẻ. Đối với những học sinh thấy việc học quá khó hoặc những học sinh có cách học có nhiều ưu điểm về trí thông minh, kết quả cũng kém do những nhu cầu khác nhau của họ không được đáp ứng. Giáo viên thất vọng do học không dạy được hết tất cả học sinh. Trong nỗ lực tìm kiếm cách tạo ra hoạt động tích cực, nhiều giáo viên phát hiện ra rằng có thể đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của học sinh bằng cách dạy học phân hóa [dẫn theo 10].

Bản chất của dạy học theo hướng tiếp cận phân hóa trong nhà trường là tạo ra sự khác biệt nhất định trong nội dung và phương pháp dạy học bằng cách thiết kế và thực hiện chương trình dạy học theo những hướng khác nhau căn cứ vào năng lực, hứng thú, nhu cầu đa dạng của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)