Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung

phổ thông

1.3.4.1. Khái niệm bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa là bồi dưỡng các năng lực thành phần của năng lực dạy học như kỹ năng thiết kết kế hoạch dạy học phân hóa, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học phân hóa, kỹ năng đánh giá kết quả học tập, kỹ năng quản lý dạy học phân hóa, để giáo viên đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về năng lực dạy học.

1.3.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

Giáo viên trung học phổ thông thành thạo các kỹ năng: Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phân hóa, tổ chức các hoạt động dạy học phân hóa, đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý tốt dạy học phân hóa.

Giáo viên trung học phổ thông có năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của dạy học theo chương trình mới.

1.3.4.3. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

- Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học là công việc quan trọng của người giáo viên trong hoạt động dạy học. Năng lực thiết kế dạy học được thể hiện qua một số năng lực cụ thể sau:

Năng lực chuẩn bị thiết kế bài học

Để có thể chuẩn bị thiết kế dạy học được tốt, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực hiểu học sinh lớp được phân công giảng dạy; năng lực nghiên cứu chương trình, kế hoạch đào tạo; xác định được nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; năng lực thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu.

Trong những năng lực kể trên, năng lực hiểu biết đối tượng (hiểu học sinh lớp được phân công giảng dạy) là một trong những năng lực quan trọng của năng lực

chuẩn bị thiết kế dạy học. Năng lực này thể hiện việc giáo viên xác định được những kiến thức, kỹ năng học sinh cần có, liên quan đến bài học. Phân tích đặc điểm của lớp học để có phương án tổ chức lớp học hợp lý, xác định những hạt nhân của mỗi nhóm và cách tổ chức nhóm (nếu có thảo luận hoặc làm việc nhóm)

Năng lực thiết kế bài học

Thiết kế bài học là một quá trình có tính hệ thống để biến các nguyên tắc dạy học thành kế hoạch hoạt động dạy, hoạt động học và sử dụng, khai thác phương tiện, tài liêu học tập. Thiết kế bài học gắn với việc viết mục tiêu bài học, xác định nội dung và hoạt động dạy học, thiết kế các tài liệu học tập.

Trong thực tế, có nhiều giáo viên muốn dạy tốt, nhưng do giáo viên không có ý tưởng rõ ràng về cái đích cuối cùng phải đạt được sau bài dạy nên đến cuối buổi học, có nhiều học sinh thực hiện được, có một số học sinh thì không, điều này phụ thuộc vào năng lực viết mục tiêu bài học của giáo viên.

Hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất với nhau trong cùng một quá trình và không hoạt động nào thay thế cho hoạt động nào. Hoạt động dạy của giáo viên nhằm mục đích tạo ra hoạt động nhận thức tích cực của người học.

- Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học dạy học phân hóa

Người dạy tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp người học chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ. Người dạy không áp đặt người học.

Năng lực tổ chức chức các hoạt động dạy học bao gồm:

Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học: Mỗi phương pháp dạy học, dù truyền thống hay hiện đại, đều có ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người dạy phải biết khai thác, vận dụng sử dụng một cách tối ưu, biết vận dụng, kết hợp các phương pháp một cách sáng tạo phù hợp với nội dụng dạy học và học sinh.

Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học: Giáo viên phải có năng lực sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, biết đưa mô hình, học cụ cho người học quan sát đúng lúc, để tập trung sự chú ý của người học. Nếu khai thác được các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành sẽ giúp cho người học tiếp cận với thực tế, bài giảng sẽ trở lên hấp dẫn, người học chú ý vào nội dung bài giảng, hiệu quả giờ giảng sẽ tăng lên rõ rệt.

Năng lực tổ chức học tập theo nhóm: Dạy học theo nhóm vừa là một hình thức dạy học vừa là một phương pháp dạy học tích cực đang được sử dụng phổ biến vì tính ưu việt của nó cả về mặt xã hội và về giáo dục. Để đảm bảo hoạt động của nhóm thực hiện có hiệu quả, giáo viên phải có khả năng chuẩn bị nội dung, phương pháp, tài liệu, phương tiện. Giáo viên phải có năng lực tổ chức, quản lý nhóm học tập như phải biết thủ thuật chia nhóm theo yêu cầu của bài học và mục đích dạy học của mình. Theo dõi hoạt động của các nhóm (quan sát, ghi chép,…), phát hiện kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm được nguyên nhân và có giải pháp giúp đỡ học sinh.

Năng lực xử lý tình huống sư phạm: Tình huống sư phạm là hiện tượng, sự việc xảy ra trong quá trình giáo dục mà giáo viên phải giải quyết. Trong thực tế dạy học có rất nhiều loại tình huống sư phạm xảy ra như: các tình huống về kiến thức, kỹ năng; các tình huống về tư thế, tác phong, trang phục của giáo viên; các tình huống về cách ứng xử của học sinh. Hoạt động dạy học và giáo dục luôn diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực kiểm soát, quản lý, dự kiến và giải quyết tốt các tình huống sư phạm nảy sinh, đáp ứng được yêu cầu của dạy học và giữ được uy tín cho giáo viên.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học

Năng lực này đỏi hỏi việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và chuẩn xác. Làm được như vậy thì uy tín của người giáo viên sẽ được tăng lên, tạo được niềm tin trong học sinh. Ngoài viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, người giáo viên còn phải biết tự đánh giá những thành công, hạn chế của từng bài giảng để có biện pháp khắc phục.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh được khách quan, công bằng và chuẩn xác, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, năng lực sử dụng các công cụ đánh giá, năng lực phân tích các minh chứng đánh giá, vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.

- Năng lực quản lý dạy học

Năng lực quản lý dạy học thể hiện ở việc người giáo viên phải biết thu thập thông tin để lập kế hoạch cho hoạt động dạy học; biết huy động, phân phối, tổ chức

nguồn lực, quản lý lớp học để thực thiện tốt các hoạt động dạy học (tổ chức thực hiện); hướng dẫn, điều hành hoạt động học tập của học sinh đảm bảo đạt mục tiêu đề ra (chỉ đạo, điều khiển). Mặt khác, giáo viên phải biết tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho việc dạy học của mình.

1.3.2.4. Phương pháp/hình thức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn theo thông báo chiêu sinh của các trường sư phạm (nếu giáo viên có nhu cầu).

- Bồi dưỡng thường xuyên: Đảm bảo 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp: Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ theo yêu cầu.

- Bồi dưỡng theo yêu cầu thực tiễn (bồi dưỡng theo chuyên đề): Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

1.4. Quản lý và quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)