Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học

2.6.1. Ưu điểm

Các nhà trường nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, của cấp Ủy Đảng, chính quyền thành phố Bắc Kạn.

Thơng qua khảo sát và phân tích thực trạng, tác giả nhận thấy Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt tốt chủ trương đường lối của Đảng, nghiêm túc thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo. Hiệu trưởng quản lý nhà trường bằng các kế hoạch cụ thể.

Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo dạy học theo hướng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

Công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên được quản lý chặt chẽ, phù hợp. Việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Giáo viên các nhà trường đã tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kỹ năng dạy dạy học phân hóa đảm bảo yêu cầu nhất định. Thực tế đã giúp cho học sinh được phát huy năng lực của mình thơng qua bài học.

Cán bộ quản lý các trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng ngày càng nhiều và tốt hơn cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên. Từ đó giúp cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên đạt những kết quả nhất định.

Quá trình quản lý và thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên giúp các nhà trường kiểm chứng lý luận, vừa tạo thêm căn cứ để đề ra các kế hoạch tiếp theo sát hợp hơn với nhiệm vụ.

Cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường đủ về số lượng và đều đạt chuẩn giúp cho Hiệu trưởng chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên. Cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường được quan tâm đầu tư phục vụ cho công tác dạy học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

Chất lượng cuộc sống tăng,cha mẹ học sinh quan tâm nên có sự đầu tư nhiều hơn cho việc học của học sinh, góp phần thúc đẩy cơng tác bồi dưỡng về kỹ năng dạy học của giáo viên các trường.

2.6.2. Hạn chế

Công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, đó là:

Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hướng vào dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh không đồng đều, chưa bài bản. Sự đổi mới diễn ra chậm chạp, lúng túng. Hầu hết việc dạy học và kiểm tra đánh giá đều được thực hiện theo hình thức dạy học truyền thống.

Hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn cịn mang tính hình thức, hành chính. Một số cán bộ quản lý, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn cịn chung chung nên chất lượng sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự cao.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của học sinh ở các nhà trường còn rất hạn chế.

Hiệu trưởng các trường quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên vẫn dựa theo kinh nghiệm, thiếu sự đổi mới, không phát hiện kịp thời những nhân tố hay các vấn đề tồn tại để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù đã có sự đầu tư. Song trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên cũng như nhu cầu của học sinh trong dạy học hiện nay. Công tác chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn trong phong trào tự

làm thiết bị dạy học và việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học chưa hiện quả. Việc sắp xếp trang thiết bị dạy học chưa thực sự hợp lý. Những yếu tố đó làm giảm hiệu quả của cơng tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên.

Đội ngũ giáo viên cốt cán ở các trường chưa phát huy hết khả năng, nên chưa có sự ảnh hưởng rõ nét trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, mục tiêu của các buổi sinh hoạt chuyên môn đề ra chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Cơng tác thi đua, khen thưởng, phê bình trong giáo viên chưa kịp thời, chưa có tác dụng thúc đẩy.

Nhìn chung, hiệu trưởng các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn vẫn quản lý nặng về kinh nghiệm, chưa có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả và khoa học để quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai. Trong chỉ đạo, điều hành cịn thiếu tính quyết liệt, chưa mạnh dạn đổi mới.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự chỉ đạo của cấp trên về công tác bồi dưỡng về kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên chưa rõ nét, mới dừng ở việc định hướng. Các trường vẫn đang thực hiện nội dung chương trình, sách giáo khoa cũ và hệ thống phương pháp dạy học cũ.

Một số cán bộ quản lý chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chưa thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chưa chủ động đổi mới công tác quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa.

Năng lực chun mơn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Một bộ phận giáo viên chưa chủ động thực hiện việc bồi dưỡng về kỹ năng dạy học phân hóa.

Một bộ phận học sinh chưa có ý thức, động cơ học tập đúng đắn. Chưa sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập khi được giáo viên giao. Chưa chủ động, tích cực, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, Cịn có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại.

Công tác xã hội hóa giáo dục chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cịn bất cập. Chưa có nhiều phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh và chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.

Tiểu kết chương 2

Qua việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng, tác giả đã rút ra những kết luận về thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như sau:

Các nhà trường đã thực hiện chỉ đạo dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của học sinh. Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên được tiến hành thường xuyên và luôn được quan tâm. Cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn. Có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Hiệu trưởng các trường có nhiều cố gắng đổi mới công tác quản lý, đánh giá giáo viên về việc tự học, tự bồi dưỡng. Nhà trường có các hình thức và giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Công tác quản lý trong các nhà trường được thực hiện theo đúng quy định, có sáng tạo, đảm bảo các các nhà trường hoạt động bình thường và đã đạt được những chỉ tiêu giáo dục cơ bản.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường vẫn còn một số hạn chế, thiếu sự đổi mới gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng về kỹ năng dạy học.

Nhìn chung cơng tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn đã được quan tâm, thực hiện và đạt được kết quả nhất định, nhưng chưa đều và kết quả đạt được chưa cao.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

KỸ NĂNG DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)