Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý ở đây là Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng

Hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên thông qua các yếu tố sau:

Phẩm chất đạo đức: Trong công tác quản lý, hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Phải là người luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trường, biết thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng phải được giáo vêin và nhân dân tin tưởng thì mới thuyết phục được họ, từ đó các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học sẽ được giáo viên, nhân viên chủ động thực hiện.

Trình độ chuyên môn: quyết định về tư duy, tầm nhìn trong việc lập kế hoạch

định hướng cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Hiệu trưởng phải có tri thức về chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, nắm vững nguyên tắc bỗi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Hiệu trưởng phải có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Đánh giá được hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy, qua đó vừa thực hiện nhiệm vụ theo quy định, vừa có thực tế để xác định được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong công tác quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học, bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên.

Năng lực quản lý: Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý vững vàng, có năng

lực sư phạm, kỹ năng quản lý, giao tiếp, nhận thức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác tốt, định hướng, tổ chức tốt. Bên cạnh đó phải có tầm nhìn, sự nhạy cảm, tư duy biện chứng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm, luôn luôn có tư duy đổi mới, hiệu trưởng phải biết xây dựng mạng lưới các quan hệ giao tiếp tốt.

Người quản lý quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.

1.5.1.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý gồm: Giáo viên, nhân viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Về giáo viên và nhân viên: Đây là một trong hai nhân tố quan trọng nhất quyết định kết quả của công tác bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân

hóa. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định để người quản lý căn cứ vào đó có những giải pháp trong công tác quản lý.

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Nếu chất lượng tốt thì kế hoạch của hiệu trưởng được thực hiện dễ dàng, thành công, ngược lại nếu chất lượng thấp sẽ làm cho việc thực hiện kế hoạch khó khăn.

Chất lượng giáo viên về cơ bản đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa. Tuy nhiên cũng còn một bộ phận giáo viên năng lực hạn chế, chưa nắm bắt được đổi mới. Cá biệt có một số giáo viên ngại thay đổi, không tích cực nên ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường.

Về học sinh: Đây là đối tượng quan trọng trong quá trình giáo dục. Học sinh là đối tượng để giáo viên trực tiếp giảng dạy, tiến hành thực hiện các phương pháp, kĩ năng dạy học. Những thông tin thu được từ phía học sinh giúp giáo viên nhìn nhận mình và có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học, đồng thời cũng là nhân tố khích lệ để giáo viên cố gắng hơn. Từ học sinh, người quản lý mới ra các quyết định sát hợp để đảm bảo thành công nhiệm vụ.

Về cở sở vật chất, phương tiện dạy học: Đây là các yếu tố công cụ phục vụ công tác dạy học trong đó có công tác bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt sẽ tạo điều kiện để triển khai các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, đồng thời cũng tạo môi trường, điều kiện để thực hiện các hoạt động dạy học, qua đó nâng cao hiệu quả và làm phong phú thêm các hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa.

Nếu cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở mức độ cơ bản, nhiều thiết bị hiện đại, mới, tính năng sử dụng tốt sẽ góp phần tích cực thúc đẩy công tác bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên và làm tăng chất lượng quản lý đối với hoạt động này. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu, yếu chất lượng không đều sẽ vừa làm cản trở, vừa ảnh hưởng đến tinh thần cũng như kết quả bồi dưỡng phương pháp dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)