Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành liên quan đến quy trình lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 38 - 44)

1.3.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

1.3.1.2 Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành liên quan đến quy trình lập

lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm tốn báo cáo tài chính

Các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính là ISA 240, ISA 300, ISA 320, ISA 315, ISA 330 và ISA 520, nhưng chuẩn mực có liên quan và chi phối mạnh mẽ nhất đến

việc lập kế hoạch kiểm toán là ISA 315. ISA 315 đặc biệt nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm tốn.

ISA 240 – Gian lận và sai sót

Nội dung chủ yếu của chuẩn mực này:

− Phân định trách nhiệm: ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc phát hiện và ngăn ngừa gian lận thay vì trách nhiệm của Ban Giám đốc.

− Về trách nhiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn: nêu đầy đủ, chi tiết hơn về các bước tiến hành để đánh giá gian lận và thủ tục phát hiện gian lận bao gồm: thảo luận, thu thập thông tin, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, thiết kế các thủ tục kiểm tốn, đánh giá bằng chứng, thơng báo, tài liệu hóa gian lận.

ISA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán

Những vấn đề mà chuyên gia kiểm tốn cần phải xem xét trong q trình lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu bao gồm:

− Hiểu biết về hoạt động của khách hàng: kiểm toán viên cần có những hiểu biết về các yếu tố kinh tế chung và các đặc điểm của lĩnh vực kinh tế có tác động đến

hoạt động của khách hàng. Ngồi ra kiểm tốn viên cần phải có những hiểu biết về các đặc điểm cơ bản của khách hàng như lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và những nghĩa vụ về cung cấp thông tin tài chính cũng như những biến đổi kể từ lần kiểm tốn trước đó;

− Hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ như: các chính sách kế tốn

được khách hàng áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó. Ảnh hưởng

của các nguyên tắc mới trong kế toán hoặc các chuẩn mực kiểm toán mới. Đồng thời kiểm tốn viên cần phải có những hiểu biết tổng thể về hệ thống kiểm soát nội bộ;

− Rủi ro và mức độ trọng yếu: Kiểm toán viên phải đánh giá được các rủi ro cố hữu, các rủi ro liên quan đến việc kiểm tra và xác định những lĩnh vực chính có nhiều rủi ro. Đồng thời kiểm toán viên phải xác định các mức độ trọng yếu cho những mục đích kiểm tốn;

− Tính chất, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán; − Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra lại;

− Các vấn đề khác mà kiểm toán viên cần phải xem xét trong q trình lập kế hoạch kiểm tốn: khả năng phải xét lại giả thiết về tính liên tục của hoạt động kinh

doanh; những vấn đề địi hỏi có sự quan tâm đặc biệt chẳng hạn như sự hiện hữu của các bên có liên quan; tính chất và thời hạn lập báo cáo…

− Chương trình kiểm tốn: chun gia kiểm tốn cần xây dựng và thu thập tư liệu cho chương trình kiểm tốn, xác định tính chất, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực thi kế hoạch kiểm tốn.

ISA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán

− Theo ISA 320, xác định thế nào là trọng yếu cho người sử dụng là vấn đề phụ

thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. ISA 320 đề nghị phương pháp chuẩn là sử dụng một tỷ lệ phần trăm trên một chỉ tiêu chuẩn. Để xác định chỉ tiêu chuẩn cần dựa vào các yếu tố sau:

+ Các yếu tố của báo cáo tài chính (tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, thu nhập và chi phí) hoặc các chỉ tiêu đo lường tình hình tài chính và kết quả hoạt động. + Các khoản mục đặc biệt trên báo cáo tài chính được người lập và người sử

dụng báo cáo tài chính chú ý đến.

+ Bản chất của đơn vị hoặc ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động.

+ Quy mô của đơn vị, bản chất của chủ sở hữu và cách được tài trợ tài chính. − Khi xét đốn về tính trọng yếu, kiểm tốn viên cần xem xét đến các vấn đề sau:

+ Liệu có các quy định liên quan trong chuẩn mực kế toán, luật pháp hoặc các quy định về kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính đối với các khoản mục được trình bày (ví dụ: giao dịch với các bên liên quan, thù lao của hội

đồng quản trị…).

+ Các khai báo có liên quan đến ngành và môi trường của đơn vị đang hoạt động. + Kết quả kinh doanh của các bộ phận kinh doanh riêng biệt.

− Xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính: theo chuẩn mực, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục là sai lệch tối đa được phép của

khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính.

− Chuẩn mực này cũng yêu cầu kiểm toán viên khi tiến hành một cuộc kiểm tốn phải quan tâm đến tính trọng yếu của thơng tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán.

ISA 315 – Hiểu biết về đơn vị, môi trường hoạt động và đánh giá rủi ro:

Nội dung chủ yếu của chuẩn mực này gồm:

− Thủ tục đánh giá rủi ro và nguồn thông tin về công ty được kiểm tốn và mơi

trường kinh doanh kể cả kiểm soát nội bộ: phần này quy định các thủ tục mà kiểm toán viên phải thực hiện để đạt được sự hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ đủ để nhận diện rủi ro có sai

kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thủ tục bao gồm:

+ Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên đơn vị; + Thủ tục phân tích, quan sát và kiểm tra;

+ Thảo luận trong nhóm kiểm tốn về khả năng báo cáo tài chính có sai lệch trọng yếu.

− Hiểu biết về đơn vị và môi trường, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ: phần

này yêu cầu kiểm toán viên hiểu biết về các khía cạnh trọng yếu của doanh nghiệp và mơi trường hoạt động, các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, để nhận

định và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu. Các thơng tin cần tìm hiểu gồm:

+ Các nhân tố bên ngồi: ngành nghề, quy định pháp lý, hệ thống kế toán… + Tính chất và đặc điểm của đơn vị: kiểm toán viên nên đạt được hiểu biết về

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sản phẩm và dịch vụ cung cấp,

các khách hàng và nhà cung cấp chính, giao dịch với các bên liên quan, cơ sở sản xuất, nhà kho, văn phòng…; các vấn đề về đầu tư như kế hoạch mua bán,

xác nhập đầu tư của doanh nghiệp; các vấn đề về tài chính như cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các cơng ty con, công ty liên kết, cơ cấu nợ vay, các bên có liên quan… và các vấn đề về báo cáo tài chính như kế tốn trong việc ghi nhận doanh thu, kế toán hàng tồn kho, xác định nguyên giá tài sản cố định…Những thông tin này sẽ giúp cho kiểm tốn viên hiểu về các chu trình trong doanh nghiệp, số dư các tài khoản và sự trình bày được mong đợi trên báo cáo tài chính;

+ Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh có liên quan: kiểm tốn viên cần tìm hiểu về các mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Rủi ro kinh doanh có thể xuất phát từ những điều kiện, tình huống hay sự kiện bất thường gây ảnh hưởng bất lợi đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Một số vấn đề kiểm toán

viên cần xem xét như sự phát triển công nghiệp, sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng quy mô của doanh nghiệp, các yêu cầu hiện tại và tương lai về tài chính… + Đo lường và sốt xét kết quả hoạt động: kiểm tốn viên cần tìm hiểu các cơng

cụ tài chính của doanh nghiệp cũng như cách doanh nghiệp quản lý tài chính. Các kết quả tài chính có thể tạo cho doanh nghiệp những áp lực phải có những hoạt động tăng trưởng kinh doanh hay làm sai lệch trên báo cáo tài chính. Khi

sử dụng các thơng tin tài chính do doanh nghiệp cung cấp cho mục đích kiểm tốn (chẳng hạn như thủ tục phân tích..), kiểm tốn viên cần cân nhắc mức độ chính xác cũng như sự phù hợp cho mục đích sử dụng của mình;

+ Hệ thống kiểm sốt nội bộ: kiểm tốn viên cần tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ liên quan đến q trình kiểm toán. Những hiểu biết này sẽ hỗ trợ cho kiểm tốn viên trong q trình đánh giá rủi ro cũng như quyết định thời gian và chiến lược kiểm tốn.

− Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu: phần này yêu cầu kiểm toán viên phải nhận

diện và đánh giá những rủi ro có sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính. Để

đánh giá, kiểm toán viên cần:

+ Nhận diện những rủi ro bằng cách xem xét tình hình của đơn vị và môi trường, bao gồm hệ thống kiểm soát; và xem xét loại nghiệp vụ, số dư tài khoản, và việc trình bày trên báo cáo tài chính;

+ Liên hệ những rủi ro đã nhận diện với những sai sót có thể xảy ra với các cơ sở dẫn liệu;

+ Xem xét ảnh hưởng của rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro;

+ Phần này cũng yêu cầu kiểm toán viên xác định xem có hay khơng những rủi ro đã đánh giá là những rủi ro trọng yếu cần có những cân nhắc đặc biệt, hoặc đó là những rủi ro mà chỉ thực hiện những thử nghiệm cơ bản thì khơng đủ

cung cấp bằng chứng hữu hiệu. Kiểm toán viên được yêu cầu đánh giá việc

thiết kế hệ thống kiểm soát đối với rủi ro, và việc thực hiện hệ thống trong thực tế.

− Duyệt xét lại việc đánh giá rủi ro: việc đánh giá rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu

dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy qua cuộc kiểm tốn và có thể thay đổi theo bằng chứng thu thập được.

− Thông tin cho ban lãnh đạo: Kiểm tốn viên phải thơng báo cho ban lãnh đạo ngay khi có thể các yếu kém trọng yếu trong kiểm soát nội bộ đã biết.

− Lập hồ sơ kiểm toán: hồ sơ kiểm toán phải lưu lại các vấn đề trong cuộc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm tốn về khả năng xảy ra những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay sai sót, việc đi đến các quyết định

ISA 330 – Thủ tục của kiểm tốn viên trong việc đối phó với những rủi ro đã lường trước

− Đánh giá rủi ro: đánh giá của kiểm toán viên về các rủi ro trong cơ sở dẫn liệu chỉ

ra cơ sở để lựa chọn một phương pháp kiểm tốn thích hợp khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán. Mục đích của cơng việc này nhằm làm rõ hơn mối liên hệ giữa nội dung, phạm vi, thời gian của các thử nghiệm kiểm toán với đánh giá rủi ro.

− Thử nghiệm kiểm soát: kiểm toán viên yêu cầu phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên bao gồm cả kỳ vọng về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát hoặc nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp đối với cơ sở dẫn liệu. − Thử nghiệm cơ bản: thử nghiệm cơ bản được thực hiện để phát hiện các sai sót

trọng yếu trong cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm cơ bản gồm kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư khoản mục, các giải trình có liên quan và các quy trình phân tích. Kiểm toán viên lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm cơ bản để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu.

− Đánh giá bằng chứng: căn cứ vào các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện và

bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên sẽ phải đánh giá xem việc

đánh giá các rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong cơ sở dẫn liệu có cịn phù hợp

hay khơng. Kiểm tốn viên cần đưa ra kết luận liệu bằng chứng kiểm tốn đã thu thập được có đầy đủ và thích hợp để giảm mức độ rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính xuống mức thấp có thể chấp nhận được hay khơng.

− Lập hồ sơ kiểm tốn.

ISA 520 – Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn lập kế hoạch, thủ tục phân tích giúp kiểm tốn viên có những hiểu biết sơ bộ về khách hàng, khoanh vùng rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện để phát hiện ra các gian lận và sai sót. Việc phân tích các chỉ số trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc tìm ra các biến động bất thường để tiến hành kiểm tra sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 38 - 44)