Hướng dẫn cụ thể liên quan đến đánh giá rủi ro trong giai đoạn tiền kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 82 - 88)

3.1.2 Ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan đến đánh giá rủi ro trong giai đoạn

3.1.2.2 Hướng dẫn cụ thể liên quan đến đánh giá rủi ro trong giai đoạn tiền kế

hoạch và lập kế hoạch kiểm toán

(1) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn tiền kế hoạch:

+ Ở giai đoạn này, kiểm tốn viên thu thập thơng tin cơ bản về khách hàng để đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng vì nó khơng chỉ ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận khách hàng mà còn ảnh

hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán nếu hợp đồng được chấp nhận. Ngồi ra, nó cịn giúp xác định quy mơ và tính chất phức tạp của cơng việc để xác định mức phí và nhân sự thực hiện kiểm toán.

+ Bằng các phương pháp tìm hiểu như phỏng vấn, quan sát, tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tốn viên thu thập các thơng tin cơ bản trong Báo cáo đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động của khách hàng.

+ Dựa vào các thơng tin thu thập được, kiểm tốn viên nghiên cứu và phân tích sơ bộ tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định có nhận lời

kiểm tốn hay khơng.

(2) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Đây là giai đoạn quan trọng của cuộc kiểm tốn mà trong đó quy trình đánh giá rủi

ro có ý nghĩa quan trọng. Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch trải qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu thơng tin về khách hàng, ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển của nền kinh tế để đánh giá rủi ro kinh doanh và rủi ro tiềm tàng sơ bộ

Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, kiểm tốn

viên phải có những hiểu biết đầy đủ về khách hàng. Những hiểu biết này sẽ giúp

kiểm toán viên hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động

của đơn vị, nhất là giúp xác định được những khu vực có rủi ro cao để có biện pháp thích hợp. Ngồi ra, hiểu biết của kiểm tốn viên về mơi trường hoạt động cũng sẽ giúp nhận diện rủi ro kinh doanh. Từ những hiểu biết đó, kiểm tốn viên sẽ nhận

diện được những yếu tố gây ra sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính để từ đó kiểm tốn viên có thể cân nhắc khi đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm tốn. Các phương pháp để có được sự hiểu biết đó: thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh, tham quan đơn vị, phỏng vấn, phân tích sơ bộ.

Những nội dung kiểm tốn viên cần tìm hiểu trong giai đoạn này, bao gồm:

+ Hiểu biết chung về bản chất của doanh nghiệp: Kiểm tốn viên cần có sự hiểu biết chung về bản chất của doanh nghiệp, bao gồm cả môi trường công nghệ thông tin để cung cấp sự hiểu biết ban đầu về rủi ro kinh doanh. Những thông tin cần tìm hiểu bao gồm: cấu trúc của tập đồn, quyền sở hữu, vị thế tài chính và địa lý, những sản phẩm và dịch vụ cung cấp, chính sách kế tốn và ảnh hưởng của cơng nghệ thơng tin, kế hoạch đầu tư và thanh lý, cách thức Ban Giám đốc quản lý doanh nghiệp… + Tìm hiểu tình hình thị trường và nhân tố mơi trường tác động: yếu tố tác động bao quát nhất đến hoạt động của doanh nghiệp chính là thị trường và mơi trường kinh

doanh, yếu tố này có thể mang lại cơ hội cũng như thách thức và rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó việc tìm hiểu những yếu tố này giúp kiểm toán viên nhận diện, cân nhắc rủi ro kinh doanh và rủi ro tiềm tàng có liên quan, làm cơ sở để đánh giá rủi ro sai lệch trọng yếu. Các vấn đề cần xem xét khi tìm hiểu yếu tố này gồm: xu hướng phát triển của nền kinh tế và ngành, môi trường cạnh tranh, những khách hàng chính, những nhà cung cấp chính của doanh nghiệp, luật pháp và những quy định có ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp, các nhân tố chính trị và xã hội liên quan…

+ Tìm hiểu ảnh hưởng của những cổ đông then chốt tới hành động của ban quản lý: kỳ vọng của cổ đơng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu, chiến lược của doanh

nghiệp. Đó là lý do kiểm tốn viên cần cân nhắc ảnh hưởng của những kỳ vọng đó

đến hành động của ban quản lý trong quá trình tìm hiểu hiểu rủi ro tiềm tàng. Kiểm

tốn viên cần tìm hiểu các thơng tin như thành phần cổ đông, những cổ đông then

chốt của doanh nghiệp và ảnh hưởng từ những kỳ vọng của các cổ đông then chốt tới hành động của ban quản lý.

+ Tìm hiểu mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược: rủi ro kinh doanh bắt nguồn từ những điều kiện, tình huống hay hành động mà có thể ảnh hưởng bất lợi đến khả

năng đạt mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, việc thiết lập những mục tiêu và chiến lược khơng phù hợp. Do đó, kiểm tốn viên cần tìm hiểu mục tiêu, chiến lược và những nhân tố thành công then chốt của doanh nghiệp để nhận biết được các rủi ro phát sinh từ những khoảng cách hay sự không nhất quán giữa mục tiêu và chiến

lược của doanh nghiệp. Sau đó, kiểm toán viên sẽ cân nhắc xem những rủi ro kinh doanh này có ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính hay khơng. + Tìm hiểu cách thức ban lãnh đạo quản lý và giám sát hoạt động tài chính: kiểm

tốn viên sẽ thảo luận với ban lãnh đạo để tìm hiểu những cơng cụ tài chính của

doanh nghiệp và cách ban lãnh đạo sử dụng những công cụ này để quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu của cuộc thảo luận là quyết định ảnh hưởng của quy trình quản lý đến quá trình nhận dạng rủi ro kinh doanh và rủi ro tiềm tàng. Kiểm toán viên liên hệ những cơng cụ tài chính và cách sử dụng cơng cụ tài chính này đến việc nhận diện những tài khoản hay nhóm tài khoản quan trọng và từ đó sẽ xem xét những ảnh hưởng của chúng đến rủi ro kinh doanh.

+ Nhận diện và tìm hiểu những rủi ro trọng yếu đòi hỏi sự cân nhắc của kiểm tốn viên: dựa trên thơng tin thu thập được về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, kiểm tốn viên nhận dạng và đánh giá rủi ro có sự trình bày sai trọng yếu. Trong quá trình đánh giá rủi ro, kiểm toán viên sẽ quyết định rủi ro nào là trọng yếu đòi hỏi sự cân nhắc của kiểm toán viên. Sự quyết định rủi ro nào là trọng yếu là một vấn đề

thuộc về sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Khi nhận diện rủi ro nào là trọng yếu, kiểm toán viên thường xem xét các vấn đề sau:

¾ Những rủi ro trọng yếu do gian lận;

¾ Những rủi ro có liên quan đến sự phát triển hay thay đổi kinh tế và hệ thống kế toán gần đây;

¾ Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ chính;

¾ Rủi ro liên quan đến những giao dịch quan trọng với các bên liên quan;

¾ Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ quan trọng phát sinh bất thường trong doanh nghiệp.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổng quát ghi nhớ hiểu biết về tình hình kinh doanh doanh của

khách hàng

ƒ Chính sách của chính phủ: tiền tệ, thuế, lãi suất, tỷ giá…

ƒ Hoạt động hiện tại và dự đoán trong tương lai

ƒ Các nguồn tài trợ

ƒ Lạm phát

ƒ Lãi suất

ƒ Cơ cấu quản lý, cơ cấu hành chính

ƒ Cơ cấu kinh doanh, cơ cấu vốn

ƒ Những cổ đơng chính,

ƒ Tình hình tài chính và luồng tiền

ƒ Hệ thống thơng tin quản lý

ƒ Thành phần, nhiệm vụ Ban Giám

đố

ƒ Uy tín, thái độ,

ƒ Số nhân viên

ƒ Chính sách lương, cơng tác phí

ƒ Thương thuyết tập thể, cơng

đồn…

ƒ Các cơng ty chính trong ngành

ƒ Rủi ro kinh doanh thông thường đối với ngành.

ƒ Những điều kiện không thuận lợi của ngành

ƒ Khuôn khổ quy định, những

thông lệ thông thường. CÔNG TY

Thị trường, khách hàng, nhà cung cấp

ƒ Những hiện tượng ảnh hưởng

đến kinh doanh ƒ Chính sách kinh doanh ƒ Khách hàng chính, số lượng bán, điều khoản hợp đồng bán hàng ƒ Nhà cung cấp chính,, số lượng mua, điều khoản hợp đồng mua

ƒ Chính sách tồn kho, đặc điểm hàng tồn kho, chính sách quản lý tài sản

ƒ Các chi phí chính

Cơ cấu tổ chức, tài trợ

Thông tin về quản lý

Nhân sự Các khía cạnh khác

ƒ Những vấn đề luật pháp liên quan

ƒ Những người sử dụng báo cáo

ƒ Yêu cầu đối với việc báo cáo

ƒ Những vấn đề về thuế

ƒ Những mục tiêu chiến lược

Rủi ro kinh doanh Đánh giá rủi ro Có trọng yếu Có ảnh hưởng BCTC Có Yếu tố kinh tế Ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm sốt

Tìm hiểu năm bộ phận của kiểm soát nội bộ. Các yếu tố của hệ thống kiểm sốt nội bộ bao gồm: mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát. Việc tìm hiểu toàn bộ hay một phần trong năm bộ phận kiểm sốt nội bộ của khách hàng cịn phụ thuộc vào quy mơ, đặc điểm của tổ chức và hình thức sở hữu, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các quy định và luật pháp ảnh hưởng

đến doanh nghiệp, bản chất và mức độ phức tạp của hệ thống thông tin.

Đánh giá sơ bộ sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức tổng thể: sau khi

tìm hiểu từng bộ phận của kiểm sốt nội bộ, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá chung sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức tổng thể. Sự đánh giá này sẽ hỗ trợ quá trình tìm hiểu khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cũng như hỗ trợ cho việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổng quát các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt

ƒ Tính chính trực, tư cách đạo đức của ban lãnh đạo

ƒ Năng lực giao phó, ủy quyền của ban lãnh đạo

ƒ Sự giám sát của hội đồng quản trị

ƒ Cấu trúc tổ chức và phân chia trách nhiệm, quyền hạn

Đánh giá rủi ro

ƒ Những mục tiêu của DN bao gồm kế hoạch, chiến lược có được thiết lập và truyền đạt?

ƒ Có bao gồm các ước đoán mức trọng yếu, khả năng xảy ra rủi ro, những hoạt động phải thực hiện đối với những rủi ro phát hiện?

ƒ Các kênh thơng tin có thơng báo kịp thời các thay đổi trong cách thức và hoạt động kinh doanh của khách hàng?...

Thông tin và truyền thông

ƒ Hệ thống thơng tin có cung cấp báo cáo cần thiết, kịp thời cho DN?

ƒ Có kế hoạch phục hồi dữ liệu cho tất cả các trung tâm thông tin?

ƒ Các kênh thông tin được thiết lập để thông báo cho người sử dụng khi mắc sai lầm?

ƒ DN có theo dõi các kênh thơng tin từ khách hàng, nhà cung cấp…?

Hoạt động kiểm sốt

ƒ DN có ban hành các văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm?

ƒ Có lưu giữ các chứng cứ dưới dạng văn bản?

ƒ DN có giám sát, bảo vệ tài sản?

ƒ Các biện pháp ngăn ngừa sử dụng tài sản vào mục đích riêng?

Hệ thống KSNB

ƒ Có đánh giá định kỳ hoạt động của HTKSNB?

ƒ Có theo dõi thường xuyên đảm bảo hoạt động hiệu quả của HTKSNB?

ƒ Ban quản lý có đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các kiến nghị về HTKSNB?

ƒ Sự tồn tại chức năng của ban kiểm sốt?

Bước 3: Ước tính sơ bộ rủi ro phát hiện

Để xây dựng được chiến lược kiểm tốn phù hợp với tình hình kinh doanh của khách

hàng và những rủi ro trên báo cáo cáo tài chính đã được xác định trước đó, kiểm tốn viên thực hiện đánh giá ban đầu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu quan trọng liên quan đến mỗi tài khoản hay nhóm tài khoản.

Sự đánh giá của kiểm tốn viên phải dựa trên:

+ Sự hiểu biết của kiểm toán viên từ cuộc kiểm toán năm trước bao gồm việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những rủi ro trên báo cáo tài chính đã được nhận diện.

+ Những hiểu biết tích lũy mà kiểm toán viên đã đạt được từ việc phỏng vấn nhân

viên của khách hàng về những thay đổi trọng yếu trong các nhân tố rủi ro ảnh hưởng

đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, những rủi ro có sai lệch trọng yếu do

gian lận hoặc sai sót, những chu trình và thủ tục kiểm sốt có liên quan, bản chất của doanh nghiệp, các yếu tố của môi trường kinh doanh và tác động của thị trường, các cổ đông chủ yếu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Những phân tích của kiểm tốn viên về hệ thống tài chính và phi tài chính của khách hàng.

+ Sử dụng việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và sự hiểu biết về khách hàng của năm trước, kiểm toán viên cân nhắc xem những rủi ro kinh doanh và rủi ro trên báo cáo tài chính của khách hàng mà trong năm trước đã được nhận diện có xuất hiện trong năm nay hay khơng? Phạm vi kiểm toán, chiến lược kiểm tốn và phân cơng nhân viên ban đầu đều được phát triển dựa trên rủi ro năm trước và những hiểu biết về sự thay đổi của chúng trong năm nay cũng như sự hiểu biết về bất kỳ một rủi ro nào mới xuất hiện trong năm nay.

Căn cứ việc đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và dựa vào mối quan hệ giữa các loại rủi ro, kiểm toán viên xác định mức rủi ro phát hiện phù hợp. Trên cơ sở đó, kiểm tốn viên thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán

3.1.2.3.Phát triển các kỹ thuật phân tích trong tiến trình lập kế hoạch phục vụ đánh giá rủi ro

Các cơng ty kiểm tốn cần phải xây dựng quy trình thủ tục phân tích vận dụng trong tiến trình lập kế hoạch một cách rõ ràng, đi sâu phân tích dựa vào các thơng tin tài chính và phi tài chính có được nhờ việc thu thập thơng tin ban đầu từ khách hàng. Nhìn chung, để nâng cao giá trị báo cáo kiểm toán của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam cũng như tạo được uy tín đối với khách hàng, việc vận dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch là cực kỳ quan trọng, không những nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tốn mà cịn giúp kiểm toán viên nhận xét và đánh giá khái quát ban

đầu về tình hình tài chính của khách hàng, những rủi ro mà kiểm toán viên sẽ gặp

phải nhằm hạn chế và đưa ra những kỹ thuật kiểm tốn thích hợp. Các kỹ thuật phân tích phục vụ đánh giá rủi ro như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 82 - 88)