Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài (rủi ro kinh doanh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 88 - 96)

3.1.2 Ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan đến đánh giá rủi ro trong giai đoạn

3.1.2.3.1 Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài (rủi ro kinh doanh)

a. Phân tích rủi ro từ mơi trường vĩ mơ theo mơ hình “PEST”

Sơ đồ 3.3: Mơ hình “PEST”

Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các

yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành, tác động của các yếu tố này đem lại như một yếu tố khách quan. Doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. Thơng qua việc phân tích các yếu tố trên, kiểm tốn viên

Yếu tố chính trị

Ổn định chính trị

Luật và các chính sách Hiệp ước thương mại

Yếu tố kinh tế Lạm phát Việc làm Thu nhập Lãi suất Dân số Trình độ học vấn Phong tục, tập quán Yếu tố kỹ thuật Yếu tố xã hội CÔNG TY Phát minh mới

Chuyển giao kỹ thuật Lạc hậu kỹ thuật

có được những hiểu biết nhất định về ngành, lĩnh vực mà khách hàng có tham gia nhằm thấy được những thách thức, những cơ hội và qua đây đánh giá về các rủi ro.

a.1. Các yếu tố chính trị: đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh

doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố chính trị có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh

nghiệp bắt buộc phải tuân theo các yếu tố chính trị tại khu vực đó như sau:

− Sự ổn định chính trị: xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại

giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh và ngược lại;

− Chính sách thuế và các đạo luật có liên quan: chính sách thuế xuất, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập…, các luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật

chống bán phá gia… sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc

thách thức với doanh nghiệp.

Ví dụ: Mơi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an tồn cho doanh

nghiệp và người dan. Vì vậy một quốc gia thường xun thay đổi chính sách, thường xun có đảo chính, bạo loạn, bãi cơng, đình cơng, thường xun có những can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, … đều gây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư.

Thêm vào đó một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật

được thực thi hiệu quả sẽ là một mơi trường lý tưởng để khuyến khích đầu từ và phát

triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi

đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, việc áp dụng luật thiếu công bằng,

khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng luôn bị xâm phạm… đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

a.2. Các yếu tố kinh tế: các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong

ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Các yếu tố kinh tế mà kiểm toán viên cần phải xem xét khi thực hiện việc phân tích:

− Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai

đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp

cho riêng mình;

− Các chính sách kinh tế của chính phủ: các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành như: giảm thuế, trợ cấp…

− Triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, …

Ví dụ: Một nền kinh tế khỏe là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải

quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Ngược lại một mơi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm, độc quyền khơng kiểm sốt được…đều được coi là những rủi ro lớn cho doanh nghiệp.

a.3. Các yếu tố văn hóa - xã hội: mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn

hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thơng thường được bảo vệ hết sức quy mơ và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi

nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách

hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập… khác nhau: − Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; − Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;

− Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống.

Ví dụ: Một quốc gia, vùng lãnh thổ nơi mà cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh,

chất lượng dân số thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức khơng được đề cao,… đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thương mại , đầu tư của doanh nghiệp. Bởi vì một khi dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức khơng được đề cao thì làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được. Một khi pháp luật không được thực thi hiệu quả thì ở đó sẽ có sự lộng quyền của chính trị, lừa đảo kinh tế, bội ước hợp đồng, hàng nhái, hàng giả … Các giá trị “chân, thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức một khi đã bị chà đạp thì làm sao kinh doanh chân chính, đầu tư bền vững và có chỗ đứng lâu dài.

a.4. Các yếu tố kỹ thuật:

− Công nghệ, trang thiết bị mới và hiện đại khơng dễ dàng mà có. Đó là kết quả của những phát minh, là bí mật của các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có cơng nghệ, trang thiết bị tiên tiến, các doanh nghiệp (chủ yếu ở các nước đang phát triển) phải tiến hành nghiên cứu, phát minh mới hoặc phải nhận chuyển giao công nghệ từ những doanh nghiệp khác (chủ yếu ở các nước phát triển). Rủi ro của doanh nghiệp từ lĩnh vực công nghệ sẽ phát sinh từ đây:

+ Trường hợp doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát minh mới các công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì địi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh và phải chịu rủi ro nếu việc nghiên cứu không thành công.

+ Khi nhận chuyển giao cơng nghệ thì có ít nhất 3 trường hợp dẫn đến rủi ro đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, do khơng có thơng tin, cơng nghệ nhận chuyển giao lại là công nghệ đã lạc hậu, đến giai đoạn bị loại khỏi quá trình sản xuất. Khi gặp rủi ro này, tổn thất của doanh nghiệp nhận chuyển giao rất có thể là “tổn thất kép” do phải mua công nghệ lạc hậu với giá cao và sử dụng công nghệ lạc hậu làm cho sức cạnh tranh yếu. Thứ hai, một cơng nghệ có thể chuyển giao cho nhiều đối tác khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh

khốc liệt hơn trên thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ cơng nghệ đó. Thứ ba, ngay khi nhận chuyển giao cơng nghệ, một công nghệ mới, tiến bộ hơn xuất hiện và thay thế hồn tồn cơng nghệ cũ. Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tivi với màn hình cong, chỉ sau ba năm, cơng nghệ sản xuất tivi màn hình phẳng ra đời đã nhanh chóng loại tivi màn hình cong, lạc hậu ra khỏi thị trường. Khi đó, vốn đầu tư cho việc nhận chuyển giao công nghệ trở thành khoản đầu tư lãng phí và tất nhiên là khơng thể thu hồi.

− Lạc hậu kỹ thuật: Các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi

ro lớn cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới. Bất kỳ một sự lạc hậu nào về thông tin liên quan đến tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực kinh doanh

b. Phân tích rủi ro từ mơi trường vi mơ theo mơ hình “5 Forces”

Sơ đồ 3.4: Mơ hình “5 Forces”

Mơ hình “5 Forces” của Michael Porter (nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng

đầu thế giới hiện nay) đã được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review

năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mơ hình này thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”. Theo Michael Porter, cường độ cạnh

tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu sự tác động của năm áp lực cạnh tranh. Thơng qua việc phân tích năm áp lực cạnh tranh tác động đến doanh nghiệp

được kiểm toán giúp kiểm tốn viên có được những sự hiểu biết về doanh nghiệp như

chiến lược của doanh nghiệp, những cơ hội và áp lực từ bên bên ngoài mà doanh nghiệp

đang phải đối mặt làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu và chiến lược kinh

doanh đã đề ra.

b.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ

đối với doanh nghiệp. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây ra áp lực nhất định

nếu họ có quy mơ, sự tập trung và sở hữu các nguồn lực q hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ

đó mà doanh nghiệp có thể giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất. Sau đây

là một số yếu tố quyết định áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp:

Nhà cung cấp Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm thay thế CÔNG TY Cạnh tranh nội bộ ngành Khách hàng

− Số lượng và quy mô nhà cung cấp: số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mơ lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

− Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: trong vấn đề này phải nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm, khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào và chi phí chuyển đổi các nhà cung cấp.

Ví dụ: Hiện nay trên thị trường có 2 nhà cung cấp bộ vi xử lý (CPU) cho máy tính là

AMD và Intel. Tất cả các máy tính bán ra trên thế giới đều xử dụng bộ vi xử lý của hai hãng này chính vì vậy quyền lực đàm phán của Intel và AMD với các doanh nghiệp sản xuất máy tính là rất lớn. Điều này có nghĩa áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là rất lớn,

ảnh hưởng và gây ra rủi ro cao đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị.

b.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ hoạt động

sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét

xét một số yếu tố quyết định áp lực cạnh tranh từ khách hàng:

− Quy mô của khách hàng: nếu khách hàng có tính tập trung cao tức là có ít khách hàng chiếm thị phần lớn thì áp lực cạnh tranh gây ra sẽ mạnh. Ngược lại nếu có nhiều khách hàng, vì thế khơng có khách hàng nào có ảnh hưởng đáng kể đến sản phẩm hoặc giá sản phẩm.

− Tầm quan trọng của khách hàng, họ có thể gây ra áp lực cạnh tranh mạnh và có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ doanh nghiệp.

− Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng. Trường hợp chi phí chuyển đổi sản

phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm khơng được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Điều này dẫn đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đến doanh nghiệp là khơng cao.

Ví dụ: Wal – Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hệ thống phân

phối của Wal – Mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm, hàng điện tử, các hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy Wal – Mart có đủ quyền lực để đàm phán với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình. Điều này sẽ gây ra rủi ro cao cho doanh nghiệp nếu muốn trở thành nhà cung cấp của Wal – Mart.

b.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh

Các yếu tố quyết định áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh hiện hữu là: − Số lượng sản phẩm cung cấp;

− Số lượng khách hàng;

− Thương hiệu, chất lượng sản phẩm; − Giá cả sản phẩm.

Ví dụ: Cơng ty ABC là một cơng ty với quy mơ hoạt động kinh doanh thuộc trong nhóm

dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các loại giầy… Vì vậy, thị trường tương đối ổn

định và phát triển một phần là do sự bảo hộ bao tiêu từ cơng ty mẹ. Do đó, khó có đối

thủ cạnh tranh nào có thể chiếm được thị phần của công ty này => rủi ro là rất thấp đối với việc thị trường bị chia sẻ bởi các đối thủ cạnh tranh.

Không chỉ các đối thủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp trong một ngành, mà khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc

vào các yếu tố sau:

− Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

− Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào ngành khó khăn và tốn kém hơn. Xét từ gốc độ chiến lược, các hãng có thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản để tăng lợi thế cạnh tranh. Các rào cản gia nhập không chỉ là sự điều tiết thông thường của thị trường. Chẳng hạn như khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngành tăng lên, ta dự đốn rằng sẽ có thêm các hãng muốn xâm nhập vào thị trường để được hưởng lợi nhuận cao đó. Ngược lại, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm,

chúng ta lại dự đoán rằng một số cơng ty sẽ rút lui, nhờ đó tình trạng cân bằng thị trường

được tái lập. Giá giảm, hoặc dự đoán rằng giá sẽ giảm trong tương lai, ngăn cản các đối

thủ tiềm năng bước vào thị trường. Các công ty sẽ ngần ngại không tham gia vào một thị trường bất ổn. Đó là những điều chỉnh thơng thường của thị trường, nhưng nếu các hãng cố tình giữ giá thấp để duy trì mức lợi nhuận thấp cho cả ngành như một chiến lược để ngăn cản những công ty khác không tham gia vào thị trường, thì việc đặt ra giá để ngăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 88 - 96)