kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính
Mối quan hệ giữa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chi phối đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính sẽ được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế
hoạch kiểm toán
VSA 310
VSA 240, VSA 330 VSA 520
VSA 300
VSA 320
− Tổng hợp các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ (SAS) và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) chi phối đến quy trình lập kế hoạch kiểm toán:
Bảng 1.3: Tổng hợp các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn
Tên chuẩn mực ISA SAS VSA Ghi chú
Lập kế hoạch kiểm toán ISA 300 SAS 108 VSA 300 VSA tương đồng
với ISA và SAS
Gian lận và sai sót ISA 240
(2004)
SAS 99 (2002)
VSA 240 VSA ban hành trên
cơ sở ISA 240 năm 1994
Trọng yếu ISA 320
(2006)
SAS 107 VSA 320 VSA ban hành trên
cơ sở ISA 320 năm 1994
Tìm hiểu về đơn vị, hoạt động của đơn vị và đánh
giá rủi ro có sai sót trọng yếu
ISA 315 SAS 109 Chưa có
Thủ tục kiểm tốn trên cơ sơ đánh giá rủi ro
ISA 330 SAS 109 Chưa có
Hiểu biết về tình hình kinh doanh
ISA 310 SAS 109 VSA 310 ISA 310 đã hết hiệu
lực, thay thế bằng ISA 315 và ISA 330
Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ
ISA 400 SAS 109 VSA 400 ISA 400 đã hết hiệu
lực, thay thế bằng ISA 315 và ISA 330
− Nhìn chung các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chi phối đến quy trình lập kế
hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính khơng có sự khác biệt đáng kể so với các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ.
− Tuy nhiên, hiện nay có một số chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn vẫn cịn tồn tại một số khác biệt so với hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ. Cụ thể như sau: + Từ sự phá sản của các công ty hàng đầu trên thế giới và sự thất bại trong cuộc
kiểm toán của Arthur Anderson, do những thay đổi trong quan điểm đánh giá rủi ro dẫn đến chuẩn mực ISA 400 đã khơng cịn hiệu lực và sự ra đời của hai chuẩn mực liên quan đến công tác đánh giá rủi ro nhằm làm rõ những vấn đề phức tạp, giúp các kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc áp dụng vào thực tế. Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực VSA 315 để hướng dẫn công ty kiểm tốn trong việc đánh giá rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro tại các cơng ty kiểm tốn Việt Nam chưa vận dụng một cách hiệu quả quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh của chuẩn mực ISA 315 và ISA 330. Hiện tại, chuẩn mực VSA 400 vẫn còn hiệu lực, theo chuẩn mực này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính (nghĩa là chỉ quan tâm đến số liệu trên báo cáo tài chính), chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh
doanh như chiến lược của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình trạng cạnh tranh trong ngành, xu hướng của nền kinh tế...
+ Qua nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm
toán Hoa Kỳ cho thấy: từ khi ban hành lần đầu cho đến nay, các chuẩn mực luôn cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Chẳng hạn tại Hoa Kỳ từ SAS 1 quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót, Hoa Kỳ đã sửa đổi bốn lần chuẩn mực này: SAS 16 năm 1977, SAS 53 năm 1989, SAS 82 năm 1997 và gần đây nhất là SAS 99 ban hành năm 2002. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 năm 1994 cũng được thay thế bởi ISA 240 ban hành năm 2004. Trong khi ở Việt Nam, VSA 240 ban hành năm 2001 vẫn dựa vào chuẩn mực quốc tế năm 1994. Theo chuẩn mực ISA 240 và SAS
99 ban hành năm 2004 hiệu đính các chuẩn mực ban hành năm 1994 theo
hướng tăng cường trách nhiệm kiểm toán liên quan đến phát hiện gian lận và sai sót, đồng thời nêu đầy đủ, chi tiết hơn về các bước tiến hành để đánh giá
+ Thêm vào đó, chuẩn mức VSA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm tốn” của Việt Nam ban hành dựa trên tinh thần của ISA 320 ban hành năm 1994 của quốc tế. Do vậy, đến nay chuẩn mực này đã bộc lộ nhiều nhược điểm so với dự thảo lần cuối của ISA 320 năm 2006. Trong chuẩn mực VSA 320 hiện hành, chưa đề cập đến người sử dụng báo cáo tài chính, cũng như chưa đưa ra các hướng dẫn chỉ tiêu nào cần được lựa chọn để tính mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế
hoạch.