Cơ sở để đưa ra các giải pháp về mặt cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 101 - 103)

3.2 Giải pháp về mặt cơ chế

3.2.1Cơ sở để đưa ra các giải pháp về mặt cơ chế

− Sau 18 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượng kiểm toán viên từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp.

Đến nay cả nước đã có trên 140 doanh nghiệp dịch vụ kế tốn, kiểm tốn với trên

4.600 người làm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội

thừa nhận. (Theo TS. Hà Thị Ngọc Hà – Phó Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán và kiểm

toán – “Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật kiểm toán độc lập”).

− Thơng qua hoạt động dịch vụ kiểm tốn và tư ván tài chính kế tốn các doanh

nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thơng tin tin cậy, và tăng cường lịng tin của người sử dụng các thơng tin tài chính, từng bước đưa cơng tác quản lý tài chính, kế tốn trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi, thực hiện cơng khai minh bạch báo cáo tài chính, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và Nhà nước. Tuy mới phát triển nhưng ngành

kiểm toán độc lập Việt Nam đã bước đầu được xã hội thừa nhận là một ngành

chun nghiệp, độc lập, khách quan và có uy tín.

− Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian qua, nhưng ngành kiểm toán độc lập Việt Nam vẫn còn nhiều mặt tồn tại:

+ Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của kiểm toán độc lập chưa đầy đủ và đồng bộ làm cho các cơng ty khó khăn trong việc kinh doanh. Ngành kiểm

toán độc lập là ngành hoạt động chuyên nghiệp, chịu ảnh hưởng của các quy định của pháp luật nên dễ dàng bị tổn thương nếu luật pháp khơng có tính ổn định cao và nhất qn. Hiện nay, chưa có Luật kiểm tốn độc lập, hoạt động của kiểm toán

độc lập hiện nay được điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ chưa thực sự tạo

lập được khuôn khổ pháp lý đủ mạnh cho sự phát triển của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, độ tin cậy của các khách hàng kiểm toán và xử lý rủi ro trong hoạt

+ Hiện nay, Bộ Tài chính đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập nhưng hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở khâu ban hành chuẩn mực kiểm toán độc lập, thủ tục thành lập doanh

nghiệp, thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm tốn cịn hạn chế. Vai trò của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhằm tạo sự liên kết và định hướng phát triển nghề nghiệp cho kiểm toán viên chưa phát huy hết tác dụng.

+ Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tuy số lượng phát triển khá nhanh nhưng nhìn chung cịn hạn chế về kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh, chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng

thông tin. Các công ty kiểm tốn khơng đủ nguồn lực để phát triển các công cụ triển khai vào thực tế như đa phần các công ty kiểm toán chưa triển khai được

kiểm tốn trong mơi trường công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tốn cịn hạn chế.

+ Các dịch vụ của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam chưa được quốc tế thừa nhận vì chất lượng dịch vụ kiểm tốn và dịch vụ phi kiểm tốn cịn thấp, chưa tạo

được giá trị gia tăng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

− Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể, song hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy Nhà nước, hội nghề nghiệp và chính cơng ty kiểm tốn cần phát triển ngành kiểm tốn độc lập có chất lượng và đáng tin cậy hơn nhằm thiết lập, củng cố và duy trì các quan hệ tài chính – tiền tệ lành mạnh trong nền kinh tế, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành mạng lưới kiểm tra, kiểm sốt tài chính – tiền tệ. Phát triển hoạt động kiểm toán độc lập phù hợp với lộ trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường

quản lý nhà nước, phát huy vai trò của tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán. Mặt khác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kiểm toán là hoạt động vừa mang tính tồn cầu, vừa mang những đặc trưng riêng. Kinh nghiệm quốc tế, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế là nền tảng để xây dựng và ban hành hệ thống

chuẩn mực kiểm toán của các quốc gia, đảm bảo mức độ hội nhập theo những

nguyên tắc, thông lệ chung. Tuy nhiên, việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế phải mang tính chọn lọc cao sao cho phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Để phát huy vai trò và khắc phục những hạn chế của kiểm toán độc lập, Nhà nước, tổ

chức nghề nghiệp và các công ty kiểm toán phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 101 - 103)