Quy trình lập kế hoạch kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 44 - 45)

− Đặc điểm nổi bật của hệ thống chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ là bên cạnh các

chuẩn mực kiểm toán (SASs) được ban hành bởi Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), ln có các hướng dẫn chi tiết do AICPA ban hành, đưa ra các thông lệ để giải quyết với một số vấn đề chuyên biệt nhằm giúp công ty kiểm tốn có thể áp dụng vào thực tế.

− Về căn bản, quy trình lập kế hoạch kiểm tốn tại Hoa Kỳ hiện nay khá tương

đồng với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

− Các chuẩn mực liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

+ SAS 99 – Gian lận và sai sót: năm 1972 Ủy ban kiểm tốn Hoa Kỳ AICPA đã ban hành chuẩn mực đầu tiên SAS 1 về trách nhiệm của kiểm tốn viên. Sau đó, vào năm 1977, chuẩn mực SAS 16 ra đời thay thế cho SAS 1. Năm 1989,

SAS 53 ra đời thay thế cho SAS 16. Năm 1997 Ủy ban kiểm toán Hoa Kỳ một lần nữa sửa đổi, thay SAS 53 bằng SAS 82. Các chuẩn mực này tập trung chủ yếu vào định nghĩa gian lận và sai sót và đưa ra một số thủ tục phát hiện gian lận và sai sót. Chuẩn mực mới nhất hiệu lực là SAS 99 ban hành năm 2002 đã chính thức thay thế cho SAS 82 sau hàng loạt các biến cố về tình hình gian lận trên báo cáo tài chính trong đó có sự liên đới trách nhiệm của một số cơng ty kiểm tốn tên tuổi nhằm đưa ra những hướng dẫn có tính chất chi tiết hơn giúp kiểm toán viên phát hiện các gian lận.

+ SAS 107 – Rủi ro và trọng yếu trong kiểm toán: Trọng yếu được đề cập chung với rủi ro kiểm tốn trong SAS 47 (1983). Sau đó, tháng 6/2006 chuẩn mực SAS 107 ra đời thay thế cho SAS 47. Chuẩn mực này cung cấp các hướng dẫn liên quan đến việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của kiểm tốn viên trong kiểm tốn báo cáo tài chính, hướng dẫn việc thiết kế nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm kiểm toán và thực hiện các thử nghiệm này nhằm đối phó với rủi ro đã đánh giá.

+ SAS 108 – Lập kế hoạch và giám sát kiểm toán: vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán được trình bày trong SAS 22 (1978) và được điều chỉnh một phần bằng

SAS 77 (1997). Năm 2006, SAS 108 ra đời thay thế cho SAS 22. Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực này. Chuẩn mực đề nghị kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm đầy đủ và giám sát việc thực hiện của các trợ lý kiểm toán. Các kiểm toán viên phải lập kế hoạch

kiểm tốn để có thể đánh giá được những rủi ro có sai sót trọng yếu dựa trên

những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và môi trường kinh doanh, bao

gồm cả hệ thống kiểm sốt nội bộ.

+ SAS 109 – Tìm hiểu về đơn vị, hoạt động của đơn vị và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu: tháng 2/2007, AICPA đã ban hành chuẩn mực SAS 109. SAS 109 u cầu các kiểm tốn viên phải có được sự hiểu biết về những rủi ro liên quan đến môi trường pháp lý, chính trị của đơn vị, bao gồm các yêu cầu về môi trường của ngành. Khi những rủi ro đáng kể tồn tại, kiểm toán viên được yêu cầu đánh giá việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định xem kiểm soát

đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Việc xem xét gian lận trong báo

cáo tài chính được kiểm tốn, cũng có thể tạo điều kiện cho kiểm toán viên

hiểu biết về các rủi ro liên quan với môi trường pháp lý và các quy định của

đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 44 - 45)