Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 103 - 106)

3.2 Giải pháp về mặt cơ chế

3.2.2.1Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán

− Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp luật kế toán – kiểm toán rất căn bản và mạnh mẽ. Khởi đầu là năm

2003, Quốc hội thơng qua Luật kế tốn. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến những quy định của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động kế toán.

− Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị định

105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005

sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 cũng đã tạo cơ sở pháp lý căn bản

cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa mơi trường đầu tư ở Việt Nam và công khai minh

bạch nền tài chính quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, nghị định chỉ là văn bản pháp quy dưới luật nên tính hiệu lực chưa cao. Mặt

khác nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ 1 số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở

nước ta và phù hợp với thông lệ quốc tế trong thời gian tới, những hạn chế cụ thể của Nghị định:

+ Chưa quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của Kiểm toán viên

(KTV) và Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT). Trên thực tế một KTV, thậm chí

người đứng đầu DNKT có thể vừa làm ở DNKT vừa làm ở các doanh nghiệp

khác; Có trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề, không ký báo cáo kiểm tốn; Cịn có hiện tượng cho mượn, cho th chứng chỉ KTV. Các hiện tượng trên xảy ra chủ yếu ở một số DNKT nhỏ. Với số lượng DNKT nhỏ ngày càng tăng, Bộ Tài chính khơng đủ điều kiện kiểm tra hết các DNKT và các vấn đề trên chưa quy định rõ ràng nên khơng có cơ sở pháp lý để xử lý.

+ Chưa quy định điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh các DNKT nước ngoài ở Việt Nam; về liên doanh, liên kết giữa các DNKT trong nước hoặc giữa các tổ chức hành nghề kiểm tốn nước ngồi với DNKT ở Việt Nam; Về cung cấp dịch vụ kiểm tốn và các dịch vụ có liên quan qua biên giới (hiện diện thể nhân); Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ (về sử dụng kết quả kiểm toán, cung cấp thông tin và xác định trách nhiệm của từng bên,…).

+ Qua kiểm tra hàng năm cho thấy chất lượng hoạt động kiểm toán của nhiều

DNKT nhỏ nói chung cịn yếu, chưa đáp ứng được u cầu thực tế, nhưng Nghị

định về kiểm toán độc lập chưa quy định các nội dung liên quan đến chất lượng

hoạt động kiểm toán (như bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp độ soát xét, về kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán của từng DNKT…).

+ Các DNKT hiện đang cung cấp các dịch vụ kinh doanh có điều kiện địi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Các KTV trong các DNKT đã và sẽ có các chứng chỉ hành nghề khác nhau như chứng chỉ KTV, thẻ thẩm định về giá, chứng chỉ hành nghề làm đại lý thuế. Theo thông lệ các nước, KTV hành nghề phải là hội viên, phải đăng ký và chịu sự quản lý hành nghề bởi một tổ chức nghề nghiệp mà cơ quan nhà nước không quản lý hành nghề. Ở Việt Nam, các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề cũng như kiểm soát chất lượng hành nghề cịn khác biệt so với thơng lệ quốc tế, đó là phân theo từng hoạt động dịch vụ. Theo đó, một KTV hành nghề muốn thực hiện các dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đăng ký,

chịu sự quản lý, kiểm tra chất lượng hành nghề của các tổ chức khác nhau làm tăng thủ tục hành chính khơng cần thiết và đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước. Do vậy, các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động: kiểm toán độc lập, hành nghề kế toán, làm đại lý

thuế và thẩm định giá phải được phối hợp nghiên cứu một cách đồng bộ để quản lý có hiệu quả các hoạt động trên đồng thời phải đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với thơng lệ quốc tế.

− Thực trạng trên đây đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập bởi pháp luật là một trong những yếu tố cần thiết cho ngành kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm tốn độc lập địi hỏi phải hồn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện cho sự

phát triển của doanh nghiệp nói chung và các cơng ty kiểm tốn nói riêng. Các giải pháp cơ bản để hồn thiện mơi trường pháp lý được đề xuất như sau:

+ Sửa đổi những điều bất cập của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động

kiểm toán độc lập nhằm tháo gỡ những trở ngại, vướng mắc đối với sự phát triển của ngành và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Ví dụ: theo Thông tư 60/2006/TT- BTC ngày 28/06/2006 quy định rằng khi thành lập cơng ty kiểm tốn phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ kiểm tốn viên trở lên. Quy định này không phù hợp với thông lệ quốc tế vì theo thơng lệ quốc tế, khơng có quy định về số người có chứng chỉ kiểm tốn viên khi thành lập cơng ty kiểm tốn ngoại trừ người chủ phải có chứng chỉ kiểm tốn viên.

+ Cần sớm ban hành Luật kiểm toán độc lập nhằm tạo lập cơ sở pháp lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơng ty kiểm tốn và

kiểm tốn viên cũng như các đối tượng phải và cần được kiểm toán một cách đầy

đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trị, vị trí của kiểm tốn độc lập trong xã

hội. Ở các nước trên thế giới hoạt động kiểm tốn độc lập đều có luật chi phối

như Luật quy định về nghề nghiệp kiểm toán (Đức), Luật kế tốn viên cơng chứng (Trung Quốc, Nhật)…. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần phải nâng các nghị định hiện nay thành Luật kiểm tốn độc lập để có cơ sở pháp lý vững chắc

hơn cho sự phát triển của ngành. Những vấn đề cần được quan tâm trong việc

xây dựng Luật kiểm toán độc lập là:

¾ Vai trị của quản lý nhà nước: về mặt nghề nghiệp vẫn là Bộ Tài chính quản lý, về cá nhân những kiểm toán viên với tư cách là hội viên của hội nghề nghiệp sẽ do hội quản lý, kiểm soát. Bản thân doanh nghiệp kiểm toán cũng là một loại hình doanh nghiệp nên nó cũng chịu sự quản lý của các ngành khác.

¾ Mở rộng hơn đối tượng phải kiểm toán bắt buộc. Chẳng hạn như các nước có quy định là các doanh nghiệp hoạt động có một mức vốn điều lệ hoặc mức doanh thu tối thiểu nào đó sẽ phải kiểm toán bắt buộc. Đối tượng phải thực hiện kiểm toán bắt buộc trong Luật dự kiến cũng sẽ mở rộng theo hướng đó.

3.2.2.2. Đơn đốc, kiểm tra cơng tác cập nhật, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 103 - 106)