Nghiên cứu, soạn thảo và cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 76 - 81)

Nam, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán

3.1.1.1. Cơ sở của giải pháp

− Kiểm toán Việt Nam là ngành non trẻ. Vì vậy so với các nước khác trên thế giới cũng như các nước trong khu vực chúng ta có những thách thức to lớn địi hỏi học tập, cập nhật các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi vào điều kiện cụ thể phù hợp với tình trạng của nước ta. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các cơng ty kiểm tốn hàng đầu trên thế giới và trong khu vực lần lượt mở rộng thị trường sang Việt Nam. Đó là một thách thức lớn đối với các các công ty kiểm toán trong nước trong việc giữ vững thị trường nội địa. Hơn nữa hệ thống chuẩn mực

kiểm tốn Việt Nam chưa hồn thiện, hoạt động kiểm tốn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy chất lượng thua kém là điều tất yếu. Vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn thì chuẩn mực kiểm toán cần được cập nhật liên tục các thay đổi trong xã hội và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

− Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đầu tiên được ban hành vào năm 1999 dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế xây dựng vào năm 1994. Từ đó đến nay, chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã nhiều lần thay đổi nhưng cho đến nay chuẩn mực kiểm

toán Việt Nam vẫn chưa được cập nhật. Vì vậy, khá nhiều chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam đã bị lạc hậu khơng theo kịp sự phát triển của chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là

các chuẩn mực liên quan đến quy trình lập kế hoặch kiểm toán.

− Hiện nay, do những thay đổi trong quan điểm đánh giá rủi ro dẫn đến chuẩn mực

ISA 310 “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị” và ISA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” khơng cịn hiệu lực và được thay thế bằng hai chuẩn mực mới là ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, mơi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu” và ISA 330 “Đối phó các rủi ro có gian lận, sai sót trên báo cáo tài chính” liên quan đến cơng tác đánh giá rủi ro. Năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực VSA 330 nhưng đến nay, VSA 315 vẫn chưa được

ban hành. Do vậy, trong thời gian sớm nhất, Việt Nam cần ban hành chuẩn mực

VSA 315 thay thế cho chuẩn mực VSA 310 và VSA 400 nhằm tạo sự đồng bộ với

chuẩn mực kiểm toán quốc tế và giúp cơng ty kiểm tốn thực hiện cuộc kiểm toán một cách hữu hiệu và hiệu quả. Qua q trình khảo sát tại các cơng ty kiểm tốn Việt Nam, thủ tục đánh giá rủi ro cịn mang nặng tính chủ quan. Các cơng ty này chưa

nhận thức được đầy đủ vai trò của đánh giá rủi ro trong q trình lập kế hoạch kiểm tốn và thực hiện kiểm tốn nên nhìn chung chưa theo kịp quy trình nghiệp vụ của các cơng ty kiểm tốn quốc tế. Do đó, việc thực hiện các u cầu của chuẩn mực ISA 315 và ISA 330 thực sự là một thách thức đối với các công ty kiểm tốn Việt Nam. − Ngồi ra, các chuẩn mực kiểm toán khác liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán như

ISA 200 “Trách nhiệm của kiểm toán viên” và ISA 240 “Gian lận và sai sót” cũng

được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực theo hướng tăng cường trách nhiệm của kiểm

toán viên và bổ sung một số hướng dẫn cho kiểm tốn viên trong q trình phát hiện các gian lận. Vì vậy để tăng cường trách nhiệm của kiểm toán viên, cần bổ sung một số nội dung của VSA 240 cho phù hợp với quốc tế.

− Thêm vào đó, chuẩn mức VSA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán” của Việt Nam ban hành dựa trên tinh thần của ISA 320 ban hành năm 1994 của quốc tế. Do vậy,

đến nay chuẩn mực này đã bộc lộ nhiều nhược điểm so với dự thảo lần cuối của ISA

320 năm 2006. Trong chuẩn mực VSA 320 hiện hành, chưa đề cập đến người sử

dụng báo cáo tài chính, cũng như chưa đưa ra các hướng dẫn chỉ tiêu nào cần được lựa chọn để tính mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch.

3.1.1.2. Nghiên cứu, soạn thảo và cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán Nam, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán

Đối với các chuẩn mực liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán, Hội cần ban hành

chuẩn mực kiểm toán VSA 315 thay thế VSA 310 và VSA 400 và hiệu đính các

chuẩn mực kiểm tốn khác có liên quan như VSA 240, VSA 320.

3.1.1.2.1. Ban hành chuẩn mực VSA 315 thay thế VSA 310 và VSA 400

− Có thể nhận thấy rằng nếu vẫn dựa vào cách tiếp cận rủi ro kiểm tốn theo mơ hình rủi ro tài chính theo chuẩn mực VSA 310 và VSA 400, kiểm tốn viên chỉ có thể nhận biết được rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ chứ không

thấy được rủi ro kinh doanh mà chuẩn mực ISA 315 và ISA 330 đề cập, yêu cầu bên cạnh những hiểu biết về rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ,

kiểm tốn viên phải có kiến thức sâu rộng hơn về hoạt động kinh doanh của khách

hàng, cụ thể là chiến lược kinh doanh, rủi ro gắn liền với chiến lược kinh doanh của khách hàng, các biện pháp đối phó rủi ro và xác định ảnh hưởng của các rủi ro đến sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Theo phương pháp tiếp cận này, đối với các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra, kiểm toán viên sẽ dựa nhiều hơn vào hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Kiểm

toán viên sẽ chỉ tập trung kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ không thường xuyên và với cách tiếp cận như thế, kiểm toán viên sẽ giảm được rủi ro kiểm tốn và tăng tính hiệu quả của cuộc kiểm tốn.

− VSA 315 nên được xây dựng tương tự như chuẩn mực ISA 315, dựa trên quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh. Thay vì VSA 310 và VSA 400 chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của mơi trường kinh doanh, chuẩn mực ISA 315 đặc biệt nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán.

− Theo ISA 315, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục để đạt được sự hiểu biết về doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ, đủ để nhận diện rủi ro có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính do sai sót hay gian lận gây ra, và đủ để thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm tốn chun sâu hơn. Nội dung

chính của chuẩn mực này cần đề cập đến các vấn đề sau:

(1) Thủ tục đánh giá rủi ro và nguồn thông tin về công ty được kiểm tốn và mơi

trường kinh doanh, kể cả kiểm soát nội bộ Các thủ tục bao gồm:

+ Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên đơn vị. Ngoài việc phỏng vấn các nhà quản lý, kiểm toán viên phải phỏng vấn thêm các nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, bộ phận kiểm sốt, các nhân viên có thẩm quyền khác. Đây có thể là nguồn cung cấp những thơng tin hữu ích cho kiểm tốn viên trong việc phát hiện rủi ro.

+ Áp dụng thủ tục phân tích: thủ tục phân tích báo cáo tài chính giúp kiểm toán viên phát hiện sự tồn tại của những nghiệp vụ, sự kiện, xu hướng biến động bất thường … của đơn vị.

+ Quan sát và kiểm tra: kiểm toán viên quan sát việc điều hành, hoạt động của đơn vị, kiểm tra kế hoạch, chiến lược kinh doanh, việc tuân thủ các quy định nội bộ… + Thảo luận với nhóm kiểm tốn: mục đích của việc thảo luận nhằm giúp cho các thành viên trong nhóm kiểm toán hiểu rõ hơn về khả năng xảy ra những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, và kết quả của các thử nghiệm kiểm toán mà kiểm toán viên đạt được cũng như quyết định về nội dung, thời gian và và quy mô của các thử nghiệm kiểm toán.

(2) Hiểu biết về đơn vị và môi trường kinh doanh, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ

Để nhận định và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu, kiểm tốn viên cần hiểu biết

về các khía cạnh trọng yếu của doanh nghiệp và môi trường hoạt động, các thành

phần của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Các thơng tin kiểm tốn viên cần tìm hiểu gồm: + Các nhân tố bên ngoài của đơn vị như: ngành nghề, quy định pháp lý, hệ thống kế tốn…

+ Tính chất và đặc điểm của đơn vị như: hình thức sở hữu, loại hình đầu tư, thời gian hoạt động…

+ Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh liên quan có thể là nguyên nhân dẫn

đến những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị.

+ Đánh giá và soát xét kết quả hoạt động của đơn vị giúp kiểm toán viên trong việc xem xét liệu Ban Giám đốc có chịu áp lực dẫn đến gia tăng rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của đơn vị hay khơng.

+ Tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị. Khác với VSA 310, VSA 400, việc tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ chỉ bao gồm: mơi trường kiểm sốt, thủ tục kiểm sốt và hệ thống kế tốn. ISA 315 cho rằng việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tập trung vào năm nhân tố bao gồm: môi trường kiểm sốt, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thơng tin và truyền thơng, các thủ tục kiểm sốt và giám sát.

(3) Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu

Kiểm tốn viên phải đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ báo cáo tài chính và mức độ từng cơ sở dẫn liệu cho nhóm nghiệp vụ, cho số dư tài khoản và trình bày, cơng bố. Cụ thể kiểm tốn viên cần:

+ Nhận diện những rủi ro thông qua thu thập hiểu biết về tình hình của đơn vị và mơi trường, bao gồm hệ thống kiểm soát, xem xét loại nghiệp vụ, số dư tài khoản và việc trình bày trên báo cáo tài chính.

+ Liên hệ những rủi ro đã nhận diện với những sai sót có thể xảy ra ở mức độ cơ sở dẫn liệu.

+ Xem xét liệu các rủi ro có đưa đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính.

+ Xác định xem có hay khơng những rủi ro đã đánh giá là những rủi ro trọng yếu cần có những cân nhắc đặc biệt, hoặc đó là những rủi ro mà chỉ thực hiện những thử

yêu cầu đánh giá việc thiết kế và thực hiện hiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thực tế.

(4) Duyệt lại việc đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy qua cuộc kiểm tốn và có thể thay đổi theo bằng chứng thu thập được.

(5) Thông tin cho ban lãnh đạo

Kiểm tốn viên phải thơng báo cho ban lãnh đạo ngay khi có thể các yếu kém trọng yếu trong kiểm soát nội bộ đã được nhận diện.

(6) Lập hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán phải lưu lại các vấn đề trong cuộc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm tốn về khả năng xảy ra những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận hay sai sót, việc đi đến các quyết định quan trọng khác…

3.1.1.2.2. Hiệu đính chuẩn mực VSA 240, VSA 320

− Theo ISA 240 năm 2004 cho rằng, Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc phát hiện và ngăn ngừa gian lận thay vì trách nhiệm của Ban Giám đốc. Vì vậy VSA 240 cần bổ sung thêm nội dung: Ban Giám đốc dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa gian lận. Về trách nhiệm của kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán: nêu đầy đủ, chi tiết hơn về các bước tiến hành để đánh giá

gian lận và thủ tục phát hiện gian lận bao gồm: thảo luận, thu thập thông tin, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, thiết kế các thủ tục kiểm tốn, đánh giá bằng chứng, thơng báo và tài liệu hóa các gian lận đã được phát hiện.

− Để phù hợp với thông lệ quốc tế, cần hoàn thiện VSA 320. Cơ sở để hoàn thiện

chuẩn mực này là dựa vào dự thảo lần cuối của ISA 320 (2006). Các nội dung cần

điều chỉnh:

+ Sự đánh giá về các vấn đề được xem là trọng yếu với người sử dụng báo cáo tài chính được dựa vào sự xem xét về các nhu cầu thơng tin tài chính chung cho một

nhóm sử dụng thông tin. Đồng thời cần làm rõ khái niệm người sử dụng báo cáo tài chính nhằm giới hạn các đối tượng mà kiểm toán viên sẽ phục vụ, nhằm định nghĩa rõ hơn về thuật ngữ trọng yếu.

+ Chuẩn mực nên đề cập đến hướng dẫn tỷ lệ cụ thể để xác định mức trọng yếu cũng như chỉ tiêu nào cần lựa chọn để tính mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam (Trang 76 - 81)