2.3 Đánh giá chung
2.3.1.4 Giai đoạn lập kế hoạch
− Đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể và mức độ khoản mục thơng qua tìm
hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng:
+ Các cơng ty kiểm tốn đều u cầu nhóm kiểm toán thực hiện việc đánh giá
ban đầu rủi ro tiềm tàng cho tồn bộ báo cáo tài chính, từ đó xác định cụ thể
mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc các loại nghiệp vụ quan trọng trong chương trình kiểm tốn.
+ Phương pháp tìm hiểu: thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh, tham quan đơn vị, phỏng vấn, phân tích sơ bộ.
+ Các thơng tin kiểm toán viên cần tiến hành thu thập: bản chất doanh nghiệp, tình hình thị trường và nhân tố môi trường tác động, ảnh hưởng của những cổ
đông then chốt tới hành động của Ban quản lý, các mục tiêu quản lý và kế
hoạch chiến lược, cách thức ban lãnh đạo quản lý và giám sát hoạt động tài
chính…
+ Kiểm tốn viên xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể và mức độ khoản mục và ln giữ thái độ hồi nghi nghề nghiệp khi
đánh giá rủi ro tiềm tàng.
+ Tài liệu hố các thơng tin: các thơng tin này được ghi chép lại và lưu vào hồ sơ kiểm toán đầy đủ, giúp chứng minh sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt
động kinh doanh của khách hàng, cũng như để tham khảo khi tiến hành các
− Đánh giá rủi ro kiểm sốt thơng qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng. Các cơng ty kiểm tốn quốc tế đều xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm sốt khá hồn chỉnh. Quy trình này thường bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Thu thập tài liệu hay thực hiện phỏng vấn, từ đó lập bảng mơ tả về
quy trình của các hoạt động kiểm sốt.
+ Bước 2: Tìm hiểu về quy trình thực hiện của các hoạt động kiểm sốt thơng
qua bảng mơ tả.
+ Bước 3: Dựa trên hiểu biết về các hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thực hiện phép thử Walk – through.
+ Bước 4: Đối với hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên chọn ít nhất một nghiệp vụ để tiến hành thực hiện phép thử Walk – through trên nghiệp vụ này.
+ Bước 5: Từ nghiệp vụ đã chọn, kiểm tra việc ghi sổ của nghiệp vụ này trên sổ sách hay các tài liệu liên quan.
+ Bước 6: Kiểm tra các chứng từ có liên quan của nghiệp vụ được chọn.
+ Bước 7: Ghi nhận lại quá trình tiến hành thực hiện phép thử Walk – through và các kết quả thu được. Đây sẽ là cơ sở cho việc đánh giá sơ bộ về kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
+ Bước 8: Sau khi thực hiện phép thử Walk – through, kiểm toán viên đã hiểu rõ
được những hoạt động kiểm soát được thiết lập và kết luận về các rủi ro trong
kiểm soát.
Kết quả khảo sát tại các công ty này cho thấy những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên thể hiện dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi và được lưu trong hồ sơ kiểm toán đầy đủ.
− Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Trên cơ sở đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, nhóm kiểm
tốn thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên cả hai khía cạnh thiết kế và thực hiện. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm việc kiểm tra chứng từ, thực hiện phỏng vấn khách hàng, kiểm tra, đối chiếu lại các tài liệu của đơn vị. Việc thực hiện thử nghiệm
kiểm soát thường được thực hiện trong giai đoạn kiểm tốn giữa niên độ, trên cơ sở đó sẽ xác định phạm vi của thử nghiệm cơ bản.
− Ước tính rủi ro phát hiện
+ Tại các cơng ty kiểm tốn quốc tế, rủi ro sai lệch trọng yếu bất kể là so sai sót hay gian lận, luôn được đánh giá trên từng mục tiêu kiểm toán cụ thể, theo các mức độ cao, trung bình, thấp. Nếu như sau khi xem xét, kiểm tốn viên nhận thấy một số thủ tục kiểm soát đã thực sự được thiết lập tại đơn vị, chưa xem
xét đến mức độ hiệu quả của những thủ tục này, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro sai lệch trọng yếu sơ bộ là thấp hoặc trung bình.
+ Khi đánh giá sơ bộ mức độ rủi ro sai lệch trọng yếu, các công ty kiểm tốn này cịn u cầu xem xét thêm một số yếu tố như: chất lượng của thông tin, các giả
định làm cơ sở cho các ước tính kế tốn, tính khách quan của đơn vị, khả năng
chuyên môn của người lập các ước tính cũng như tính phức tạp của q trình lập các ước tính kế tốn, tính hợp lý của những ước tính đơn vị đã lập trong
những kỳ trước…
+ Việc kiểm toán xác định và đánh giá những vùng có rủi ro xảy ra sai lệch trọng yếu là căn cứ lập kế hoạch xác định nội dung, thời gian, phạm vi của những thử nghiệm cơ bản cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng liên quan đến từng mục tiêu kiểm toán và để đánh giá kết quả của những thử nghiệm này trong
giai đoạn kế tiếp.
− Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và cho từng khoản mục
trong giai đoạn lập kế hoạch. Đối với các cơng ty kiểm tốn quốc tế, trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ quan tâm đến:
+ Các nhân tố định tính cần lưu ý khi đánh giá mức trọng yếu: Gian lận hoặc các nghiệp vụ không hợp pháp; giá trị nhỏ nhưng có thể vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng; giá trị nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến ngưỡng lợi nhuận và lỗ.
+ Các nhân tố định lượng thường sử dụng để xác định mức trọng yếu ban đầu
cho toàn bộ báo cáo tài chính là tỷ lệ phần trăm (%) trên chỉ tiêu được chọn như: lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc lãi gộp…Các cơng ty kiểm tốn quốc tế cịn đưa ra hướng dẫn mức trọng yếu cho một số ngành chuyên biệt, như mô tả một số yếu tố cần xem xét làm căn cứ thích hợp để thiết lập mức trọng yếu chẳng hạn như căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể nào đó trên báo cáo tài chính mà người sử dụng quan tâm và cung cấp một dãy các tỷ lệ phần trăm cho từng chỉ tiêu để lựa chọn phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán.
+ Mức trọng yếu ban đầu cho tồn bộ báo cáo tài chính sẽ được phân bổ cho
từng khoản mục. Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục chính là mức sai lệch có thể chấp nhận của các khoản mục. Mục đích của việc thiết lập này
nhằm giúp xác định tài khoản hoặc nhóm tài khoản quan trọng cần tập trung kiểm tra. Kiểm tốn viên khơng xác lập mức sai lệch cho từng khoản mục cao hơn mức trọng yếu chung cho tồn bộ báo cáo tài chính và cũng khơng xác lập quá thấp dẫn đến quá tải trong việc kiểm tốn. Các cơng ty thường thiết lập
mức trọng yếu cho từng khoản mục từ 25% đến 75% mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính.
− Việc áp dụng quy trình phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn
Đối với các cơng ty kiểm toán này yêu cầu phải thực hiện thủ tục phân tích trong
cả ba giai đoạn của quy trình kiểm tốn. Ở giai đoạn lập kế hoạch, phân tích nhằm phát hiện những biến động bất thường cần tập trung nghiên cứu. Ngồi ra, thơng qua phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, Kiểm tốn viên cịn xem xét đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Việc hướng dẫn thủ tục phân tích được quy định cụ thể trong sổ tay kiểm toán.