Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng

2.5.1. Đánh giá chung

a. Những mặt mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có phẩm chất tốt, có năng lực chun mơn, đạt nhiều thành tích cao trong dạy và học.

Đa số học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, đặc biệt là các HĐTN được giáo viên nhà trường tổ chức. Thông qua các hoạt động đó, các em được trải nghiệm thực tế, phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh.

Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên các trường đều nhận thức đúng về mục tiêu, ý nghĩa của HĐTN, sự cần thiết phải thay đổi hình thức và cách thức tổ chức hoạt động để thu hút học sinh cũng như phát triển năng lực người học. Đồng thời, trong quá trình thực hiện họ cũng đều nhận thức đúng vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tổ chức, quản lý các HĐTN cho học sinh.

Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn trong tổ chức các HĐTN cho đội ngũ giáo viên, do đó bước đầu thực hiện HĐTN cho học sinh đã có những kết quả nhất định.

Có nhiều phụ huynh học sinh quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, sẵn sàng tham gia cùng và hỗ trợ một phần kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh.

b. Những hạn chế

Vẫn còn một bộ phận giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các nhà trường và một bộ phận cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của HĐTN cho học sinh. Vẫn còn tồn tại thái độ thờ ơ, thiếu sự quan tâm sát sao đến sự tham gia của học sinh trong các HĐTN do nhà trường tổ chức.

Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít coi trọng đến việc tổ chức các HĐTN cho học sinh. Coi nhẹ việc hình thành thái độ, kỹ năng cho học sinh.

Các hình thức tổ chức HĐTN nhìn chung cịn chưa mang tính sáng tạo, một số hoạt động được tổ chức mới chỉ hướng đến một bộ phận học sinh, chưa khơi gợi hứng thú cho học sinh.

Trong quản lý, việc phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường với gia đình học sinh, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong tổ chức các HĐTN vẫn còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt. Do đó, hiệu quả quản lý HĐTN cịn chưa cao.

Việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng cùng tham gia.

2.5.2. Nguyên nhân thực trạng

* Nguyên nhân của mặt mạnh: Có được những kết quả như vậy là do các trường

Tiểu học trên địa bàn huyện thành phố Cẩm Phả đã được UBND thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, 100% các trường Tiểu học trong thành phố đều là nhà cao tầng kiến cố, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm đều có kế hoạch cấp phát bổ sung các thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường.

Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn cơng tác chun mơn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên các trường tham gia.

* Nguyên nhân của những hạn chế: Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên còn

hạn chế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi.

Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐTN cho học sinh của nhà trường cịn gặp những khó khăn nhất định

Do nguồn tài chính cịn hạn hẹp, nên cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức HĐTN mặc dù đã được Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức HĐTN.

Tiểu kết chương 2

Công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTN của các trường Tiểu học trên địa bàn trong những năm học qua bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, việc lập kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện HĐTN đã được quan tâm với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hình thức tổ chức HĐTN được tổ chức với sự tham gia tích cực của học sinh. Tuy nhiên, việc quản lý HĐTN cho học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn hiệu quả vẫn chưa cao thể hiện ở nhiều nội dung như: quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐTN, quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý việc chỉ đạo thực hiện HĐTN, quản lý việc đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTN và quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất trong tổ chức các hoạt động.

Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý tổ chức HĐTN cho học sinh ở các trường Tiểu học của thành phố Cẩm Phả. Trong đó, phải kể đến các yếu tố thuộc về năng lực quản lý của hiệu trưởng và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN cho học sinh.

Trên cơ sở làm rõ thực trạng tổ chức HĐTN cũng như thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh sẽ là những chỉ báo quan trọng để tác giả đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐTN cho học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)