Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học

Các biện pháp quản lý HĐTN trong trường Tiểu học phải hướng tới việc tổ chức được hiệu quả các hoạt động theo đúng qui định của chương trình giáo dục phổ thơng mới nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cơ bản, góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục "lí luận gắn với thực tiễn", phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý được đề xuất không loại bỏ những cách làm đúng, đã và đang thực hiện phù hợp và hiệu quả. Có thể kế thừa tồn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, không nên loại bỏ các biện pháp cũ để tạo ra hệ thống mới hồn tồn nhưng khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Do đó, việc đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế.

Bên cạnh tính kế thừa thì việc đề xuất các biện pháp cũng phải đảm bảo tính đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý HĐTN như: (1) Lập kế hoạch quản lý HĐTN; (2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện các HĐTN; (3) kiểm tra, đánh giá các HĐTN. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các thành viên tham gia vào việc quản lý HĐTN: Từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên, nhân viên mỗi nhà trường. Ngoài ra cịn đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý HĐTN, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức HĐTN của các trường, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và con người.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý cịn được thể hiện thơng qua việc cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, các yêu cầu của ngành vào chương trình hoạt động của nhà trường gắn với bối cảnh thực tiễn địa phương.

Các biện pháp khi được xây dựng và thực hiện phải đảm bảo tính khả thi. Nếu khơng, tất cả các biện pháp quản lý HĐTN đề xuất sẽ khó đạt được hiệu quả và theo đó các biện pháp đề xuất sẽ khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của các trường Tiểu học, phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cán bộ quản lý cấp trên, sự đồng thuận và ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất khi thực hiện phải đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả của biện pháp được thể hiện ở mặt kinh tế, mặt xã hội và hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở các trường Tiểu học thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN trong việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học

a. Mục tiêu

- Giúp các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác có những hiểu biết sâu sắc về HĐTN (bao gồm hiểu biết về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, các loại hình hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động...)

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác, tạo mối quan hệ giữa các lực lượng để họ hợp tác với nhau trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh đạt được các mục tiêu như mong đợi.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về lý thuyết HĐTNtheo chương trình giáo dục phổ thơng mới cho học sinh Tiểu học bao gồm:

Mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh, điều kiện triển khai, các lực lượng giáo dục tham gia và trách nhiệm của từng bên;

- Thông qua các buổi họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học sinh đầu năm hoặc các buổi họp thường kỳ...triển khai học tập quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục, các văn bản quy chế quy định của ngành về HĐTN trong trường Tiểu học để giáo viên và cha mẹ học sinh hiểu rõ về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới, trong đó có HĐTN cho học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN theo từng khối lớp. Thông qua các hoạt động đó Tổ chun mơn chỉ đạo các giáo viên trong tổ đánh giá ưu điểm của từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để giáo viên căn cứ vào đó làm tốt hơn việc tổ chức các HĐTN

- Cung cấp tài liệu tập huấn về HĐTN cho giáo viên và các lực lượng giáo dục hoặc sử dụng khẩu hiệu, pano tuyên truyền ở cổng trường. Đây là những hình thức truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức của khơng chỉ giáo viên mà cịn hướng đến cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội khá hiệu quả và dễ thực hiện

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc tổ chức HĐTN, thực trạng, biện pháp triển khai HĐTN cho học sinh có sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo dục các phòng ban cấp thành phố, cấp sở, đại diện các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, để giúp nhà trường, giáo viên và các lực lượng giáo dục có cơ hội trao đổi, chia sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức HĐTN cho học sinh Tiểu học.

- Kết hợp với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về đổi mới giáo dục Tiểu học, chương trình giáo dục phổ thơng mới trong đó có HĐTN để mọi lực lượng thấy rõ việc tổ chức HĐTN trong trường Tiểu học sẽ giúp học sinh phát triển năng lực và phẩm chất theo mục tiêu giáo dục.

- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm về HĐTN trong trường Tiểu học. Thành lập hội đồng thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, phổ biến trong hội đồng giáo viên các sản phẩm có chất lượng cao.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức HĐTN giữa các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố, có thể dự giờ hoặc tham gia học tập kinh nghiệm trong các HĐTN, dã ngoại, các hoạt động CLB...để từ đó mỗi trường sẽ tổ chức tốt hơn HĐTN cho học sinh của mình.

- Nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhua bằng hình thức tuyên truyền đa dạng: Ví dụ với học sinh việc tun truyền có thể qua các hoạt động cụ thể, giáo viên chỉ cho học sinh thấy mục đích ý nghĩa của HĐTN có thể giúp các em phát triển năng lực như thế nào. Với cha mẹ học sinh, có thể mời họ dự các hoạt động như: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục theo chủ đề để họ thấy được sự đổi mới trong cách tổ chức và giá trị mà con em họ sẽ nhận được thông qua các HĐTN đó.

c. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường phải hiểu rõ về chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như các văn bản hướng dẫn việc thực hiện HĐTN trong nhà trường Tiểu học và kịp thời tập huấn hoặc giải thích cho giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về các vấn đề liên quan đến HĐTN

- Nắm bắt được thực trạng nhận thức của giáo viên và các lực lượng tham gia để lựa chọn được nội dung triển khai phù hợp và truyền đạt dễ hiểu.

- Phải xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi họp, hội thảo khoa học về chủ đề HĐTN

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên để tổ chức HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các giáo viên để tổ chức HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học thành phố Cẩm Phả

a. Mục tiêu

- Nhằm nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN cho học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố

- giáo viên có khả năng thực hiện tốt các loại hình hoạt động cũng như biết cách tổ chức các hình thức hoạt động TN theo từng khối lớp trong trường Tiểu học

- Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức vững chắc hơn trong q trình truyền thơng, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của nhà trường.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng các lớp tập huấn chuyên môn về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, đánh giá kết quả giáo dục HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng đối với cấp Tiểu học cho toàn bộ cán bộ, giáo viên ở tất cả các trường trong địa bàn thành phố Cẩm Phả.

- Mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về vấn đề quản lý HĐTN ở các trường Tiểu học cho đội ngũ cán bộ quản lý. Bởi đây là lực lượng nòng cốt trực tiếp quản lý, tham gia giám sát, hướng dẫn q trình thực hiện HĐTN trong và ngồi nhà trường. Họ cũng là những người có vai trị quan trọng trong phê duyệt kế hoạch tổ chức HĐTN theo năm học. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý phải có sự hiểu biết đầy đủ và vững chắc chắc nhất thì mới có thể làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên

- Nội dung tập huấn khơng chỉ xoay quanh những vấn đề mang tính lí luận mà cịn có những tiết thực hành, thảo luận để cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ hoặc giải đáp những khúc mắc trong quá trình thực hiện HĐTN trong nhà trường mà mình cơng tác.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức HĐTN theo các loại hình HĐTN như: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động định kỳ - đi thăm quan, trải nghiệm thường xuyên, hoạt động CLB. Thông qua các lớp bồi dưỡng này, giáo viên sẽ nâng cao hơn các kĩ năng về xác định mục tiêu, về công tác chuẩn bị, cách thức tổ chức hoạt động...

- Sau khi kết thúc các lớp, khóa tập huấn cán bộ, giáo viên các trường có sự liên hệ thực tiễn áp dụng với đơn vị mình đang cơng tác. Tức là gắn những điều đã được nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng một cách linh hoạt vào chính những HĐTN mà mình sẽ tổ chức, thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cần ý thức rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong tổ chức HĐTN cho học sinh ở các trường Tiểu học

- Có hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới một cách đầy đủ

- Có các chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên có đủ kinh nghiệm phụ trách việc hướng dẫn, tập huấn về tổ chức HĐTN cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường Tiểu học trên địa bàn.

3.2.3. Biện pháp 3: Kế hoạch hoá thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của phổ thông mới cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương

a. Mục tiêu

- Có được kế hoạch HĐTN cho học sinh đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, có tính khả thi nhằm định hướng tốt cho việc thực hiện, tạo tính chủ động trong phân phối sử dụng nguồn lực, phối hợp triển khai và đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho học sinh.

- Gắn các nội dung, loại hình hoạt động tổ chức HĐTN ở các trường Tiểu học với thực tiễn của thành phố Cẩm Phả nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung

b. Nội dung và cách thực hiện

- Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về HĐTN, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để xác định các nội dung HĐTN và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động;

- Huy động sự tham gia của giáo viên, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và đại diện cha mẹ học sinh tham gia xây dựng kế hoạch. Cụ thể:

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn tập hợp ý kiến của các giáo viên trong tổ về thực trạng chất lượng đội ngũ và học sinh của các lớp trong khối rồi đưa ra các biện pháp tổ triển khai HĐTN trong khối.

+ Yêu cầu giáo viên Tổng phụ trách Đội xây dựng các chuyên đề hoạt động ngoại khóa có các nội dung HĐTN cụ thể cho từng tháng, từng kỳ với từng đối tượng học sinh, bám sát chủ đề, chủ điểm năm học, trong đó nêu rõ các lực lượng tham gia, địa điểm tổ chức, dự trù kinh phí tổ chức.

+ Tổ chức cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, nêu rõ thực trạng học sinh của nhà trường về kiến thức và kỹ năng sau đó trình bày về ý tưởng tổ chức các HĐTN trong trường, xin ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho HĐTN, nêu rõ các nội dung nhà trường cần cha mẹ học

sinh hỗ trợ. Chẳng hạn như: trong quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá học sinh thực hiện các HĐTN...

+ Xin ý kiến các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, các địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề... đóng trên địa bàn về kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm quan thực tế, trình bày rõ nội dung thăm quan của từng đợt và nhu cầu cần hỗ trợ của từng đơn vị để họ có kế hoạch đón tiếp và các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện theo đúng thời gian đã định.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch HĐTN theo đúng qui trình. Cụ thể:

+ Phân tích rõ bối cảnh nhà trường trong năm học; Các yếu tố cơ sở cho việc lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản, các kế hoạch hiện thực của cơ sở giáo dục. Phát triển các yếu tố cơ sở là xây dựng các điều kiện cần thiết phục vụ việc lập kế hoạch HĐTN ở mỗi cấp, mỗi bộ phận đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa cấp trên và cấp liền kề, cân nhắc và đi đến thống nhất hệ thống các yếu tố cơ sở phục vụ quá trình thực thi kế hoạch giáo dục.

+ Xây dựng các mục tiêu: Xác định các mục tiêu đảm bảo nguyên tắc: cụ thể rõ ràng, đo lường được, có tính thực tiễn, có thể thực hiện được và hạn định về thời gian; chú trọng và ưu tiên các nội dung HĐTN cho học sinh gắn với đặc trưng vùng miền, thực tiễn địa phương, nhu cầu số đông.

+ Xác định các phương án để lựa chọn: Tìm ra tất cả các phương án có triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)