Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Để quản lý tốt HĐTN thì trước hết ban giám hiệu phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của HĐTN trong việc hình

thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở đó ban giám hiệu mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐTN. Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình HĐTN. Khi cha mẹ học sinh có nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các HĐ của lớp, của trường.

b. Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có vai trò như là cấu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh.

c. Năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn - Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tổ chức các HĐTN cho học sinh sẽ là yếu tố quyết định.

HĐTN đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)