Thiết kế công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.5. Thiết kế công cụ khảo sát

Công cụ khảo sát gồm 02 loại phiếu khảo sát viết:

- (Q1) Phiếu hỏi cá nhân: dành cho cán bộ quản lý và giáo viên - (Q2) Phiếu hỏi cá nhân: dành cho học sinh.

Thiết kế phiếu khảo sát:

Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn các cơng trình nghiên cứu về HĐTN, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo 5 bước chính sau

* Bước 1: Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

- Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các trường Mầm non - Tiểu học Quốc tế Green Star và trường Tiểu học Cẩm Thủy, Tiểu học Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến về tầm quan trọng, mức độ thực hiện, mức độ cần thiết, vai trò của các thành phần giáo dục trong tham gia các HĐTN

* Bước 2: Sơ thảo phiếu khảo sát

- Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định ở bước 1 - Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Thiết kế câu hỏi dựa trên thành phần có liên quan tới HĐTN của học sinh.

*Bước 3: Dự thảo lần 1 phiếu khảo sát

- Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giáo viên hướng dẫn về phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng thành phần

- Chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu trên cơ sở các phân tích trên để có phiếu dự thảo lần 1

*Bước 4: Phương pháp chuyên gia

- Phiếu dự thảo lần 1 được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến

- Phân tích các đóng góp của các chun gia để hồn thiện phiếu dự thảo lần 2

* Bước 5: Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và nhóm nhỏ cha mẹ học sinh

- Phiếu dự thảo lần 2 được gửi đến 3 cán bộ quản lý, 3 giáo viên và một nhóm nhỏ cha mẹ học sinh để đánh giá về mức độ rõ ràng của các câu hỏi và phiếu trả lời

- Hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để chính thức đưa vào thử nghiệm

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở các trường Tiểu học thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Việc đánh giá tầm quan trọng của HĐTN trong các nhà trường Tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong quá trình định hướng và thực hiện các nội dung giáo dục HĐTN. Kết quả tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN trong trường Tiểu học

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đều cho rằng việc thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới là Rất

quan trọng (chiếm 64,5%), 26,1% ý kiến cho rằng Quan trọng, chỉ có 9,4% đánh giá ở mức Bình thường. Điều đó có thể khẳng định, có sự thống nhất cao trong đánh giá mức độ quan trọng của việc thực hiện hoạt động giáo dục này. Trên thực tế, việc thực hiện HĐTN trong các nhà trường đặc biệt là cấp Tiểu học được quan tâm chú ý bởi đây là lứa tuổi cần được giáo dục về kĩ năng sống, được trải nghiệm thực tế những điều đã học, được thực hành, luyện tập những kĩ năng quan trọng. Trên cơ sở đó, học sinh Tiểu học hình thành và phát triển những phẩm chất và kĩ năng cần thiết, chuẩn bị cho các cấp học cao hơn.

Từ việc nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN trong trường Tiểu học, cán bộ quản lý sẽ có được những yêu cầu, biện pháp cụ thể trong việc quản lý hoạt động giáo dục này, giáo viên cũng thấy được vị trí, trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức thực hiện. Cịn đối với cha mẹ học sinh có sự đánh giá về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN đối với sự phát triển về phẩm chất, năng lực của con em mình.

2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung, các loại hình hoạt động và hình thức tổ chức HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

a. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung HĐTN

Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới đối với HĐTN ở cấp Tiểu học có đề cập tới 4 nội dung giáo dục, đó là: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng vào xã hội, hoạt động hướng tới tự nhiên, hoạt động hướng nghiệp. Trong đó, nội dung chương trình HĐTN sẽ tập trung nhiều hơn đến các HĐ phát triển bản thân, phát triển các kĩ năng sống, quan hệ của học sinh với thầy, cô, bạn bè, người thân trong gia đình, các HĐTN gắn với tìm hiểu một số nghề trong xã hội. Trên thực tế, các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả cũng đã và đang thực hiện các nội dung giáo dục này ở các năm học qua dưới hình thức là các HĐTN sáng tạo.

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm

TT Nội dung của HĐTN

Mức độ thực hiện ĐTB Rất khơng thường xun Khơng thường xun Trung bình Thường xun Rất thường xuyên

1 Hoạt động hướng vào bản thân 4,52

1.1 Hoạt động khám phá bản thân 1 14 25 23 182 4,51 1.2 Hoạt động rèn luyện bản thân 3 11 29 11 191 4,53

2 Hoạt động hướng đến xã hội 3,80

2.1 Hoạt động chăm sóc gia đình 2 7 82 118 36 3,73 2.2 Hoạt động xây dựng nhà trường 4 5 11 63 162 4,53 2.3 Hoạt động xây dựng cộng đồng 4 21 127 56 37 3,41

3 Hoạt động hướng đến tự nhiên 3,90

3.1 Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn

cảnh quan thiên nhiên 1 5 50 77 112 4,20 3.2 Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ

mơi trường 3 7 98 114 23 3,60

4 Hoạt động hướng nghiệp 3,30

4.1 Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp 3 15 42 46 139 4,24 4.2 Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp 5 23 172 20 25 3,15 4.3

Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

31 73 116 15 10 2,59

Kết quả khảo sát trong bảng cho thấy, hai nội dung của HĐTN là Hoạt động hướng vào bản thân và Hoạt động hướng đến tự nhiên được đánh giá ở mức độ khá

thường xuyên với ĐTB lần lượt = 4,52 và 3,90. Trao đổi thêm với chúng tôi, cô giáo: Nguyễn Minh H. - Hiệu trưởng trường Mầm non - Tiểu học Green Star cho biết: Đối với hoạt động hướng vào bản thân, đặc biệt là các hoạt động khám phá và rèn luyện bản thân được giáo viên và nhà trường hết sức quan tâm và chú trọng. Bởi đây là những hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu về bản thân mình, tự nhận thức được hình ảnh bản thân cũng như rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ, các kĩ năng sống

cần thiết trong việc thích ứng với cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, những hoạt động hướng đến tự nhiên cũng được các nhà trường thường xuyên thực hiện. Bởi vì việc thực hiện các hoạt động này khơng chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà cịn dễ thực hiện, nhất là trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Hàng năm, nhà trường thường tổ chức những hoạt động thăm quan các địa điểm là danh lam, thắng cảnh của Quảng Ninh, những hoạt động lao động cơng ích vì mơi trường và bảo tồn các giá trị thiên nhiên và môi trường sống...

Xếp thứ ba là Hoạt động hướng đến xã hội cũng được cán bộ quản lý, giáo

viên và cha mẹ học sinh đánh giá việc thực hiện ở mức độ khá thường xuyên với ĐTB =3,80. Trong số các hoạt động thường được tổ chức thì Hoạt động xây dựng nhà trường được thực hiện nhiều hơn (với ĐTB = 4,53) gắn với nhiều hoạt động

trong mỗi nhà trường Tiểu học trên địa bàn. Trong khi đó, các hoạt động chăm sóc gia đình và hoạt động xây dựng cộng đồng mặc dù đã được quan tâm, chú ý những

việc thực hiện cịn gặp một số khó khăn.

Đối với Hoạt động hướng nghiệp thì được đánh việc thực hiện ở mức độ "Trung bình" với ĐTB= 3,30. Đối với học sinh Tiểu học những hoạt động rèn luyện phẩm chất,

năng lực phù hợp định hướng nghề nghiệp cũng như Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp còn chưa được các em

quan tâm. Các nhà trường cũng cho rằng, với học sinh cấp Tiểu học thì những nội dung trên chưa phải là nội dung trọng tâm mà yêu cầu trẻ phải có những hiểu biết ngay. Những nội dung mang tính hướng nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn với học sinh cấp THCS và THPT. Do đó, các nhà trường thường tổ chức các hoạt động phù hợp với độ tuổi giúp học sinh Tiểu học được tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như thăm quan các cơ quan, xí nghiệp, làng nghề... thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Cụ thể nội dung này được đánh giá với ĐTB cao hơn các nội dung còn lại, ĐTB = 4,24.

Như vậy, trong các nội dung giáo dục được thực hiện thì nội dung giáo dục là các hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên được thực hiện thường xuyên hơn. Hoạt động hướng nghiệp cũng được các nhà trường thực hiện nhưng chưa nhiều. Trên cơ sở xác định được mức độ thực hiện các nội dung HĐTN sẽ góp phần làm rõ hơn các loại hình hoạt động và hình thức tổ chức các HĐTN tương ứng các nội dung nêu trên.

b. Đánh giá mức độ thực hiện các loại hình và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

* Mức độ thực hiện các loại hình HĐTN:

Nội dung HĐTN được cụ thể hóa thành các loại hình hoạt động khác nhau, đó là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện sẽ có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các loại hình hoạt động trên được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện các loại hình hoạt động trải nghiệm

T T Các loại hình hoạt động tổ chức HĐTN Các mức độ ĐTB Khơng thường xun Ít thường xun Trung bình Thường xun Rất thường xuyên

1 Sinh hoạt dưới cờ 0 0 21 27 197 4,72

2 Sinh hoạt lớp 0 0 0 15 230 4,94

3 Hoạt động giáo dục theo chủ đề 0 47 114 55 29 3,27

4 Hoạt động câu lạc bộ 0 35 102 72 36 3,44

Trong số các loại hình hoạt động nêu trên, sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp là hai loại hình được tổ chức thường xuyên hơn cả với ĐTB = 4,72 và ĐTB = 4,94. Khi chưa có chương trình giáo dục phổ thơng mới thì hai loại hình hoạt động này cũng đã được tổ chức dưới hình thức các hoat động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặc dù là những hoạt động được tổ chức thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự gây nhiều hứng thú cho học sinh. Trong số 3 trường Tiểu học tham gia khảo sát, có trường mầm non - Tiểu học Green Star mức độ thực hiện chưa thường xun. Lí giải điều này, cơ giáo Đồn Thị Thanh Ng. có chia sẻ: "Với đặc thù là trường tư thục nên số lượng học sinh chưa nhiều, trường lại mới thành lập nên ưu tiên cho trẻ tham gia các hoạt động câu lạc bộ và giáo dục theo chủ đề".

Hoạt động giáo dục theo chủ đề bao gồm HĐTN thường xuyên và HĐTN định kỳ. Trong đó, HĐTN thường xuyên có sự tham gia theo dõi, giám sát và đánh giá không chỉ giáo viên mà cả cha mẹ học sinh. Còn HĐTN định kỳ vẫn thường được lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch mỗi kỳ, mỗi năm học. Tuy nhiên, các hoạt động này

mặc dù cũng đã được thực hiện nhưng mức độ thường xuyên cũng chưa cao, chưa đa dạng với ĐTB = 3,27

Hoạt động câu lạc bộ là các hoạt động được thực hiện theo nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh. Tuy nhiên, ở các nhà trường vẫn chưa có nhiều câu lạc bộ đa dạng, việc duy trì thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ cịn gặp những khó khăn nhất định như vấn đề quản lý, kinh phí, thời gian, địa điểm, số lượng hội viên. Đánh giá mức độ thực hiện của loại hình hoạt động này với ĐTB = 3,44.

* Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh Tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thơng mới HĐTN là một dạng hoạt động giáo dục chứ không phải là mơn học. Do đó, HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh Tiểu học

TT Các hình thức tổ chức HĐTN Các mức độ ĐTB Khơng thường xun Ít thường xun Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tổ chức trò chơi 2 15 37 70 121 4,20

2 Tham quan, dã ngoại 5 19 35 97 89 4,00

3 Hội thi 2 13 43 101 86 4,04

4 Hoạt động nhân đạo 17 54 134 21 19 2,88

5 Lao động cơng ích 6 22 65 85 67 3,76

6 Đóng kịch 32 62 110 20 21 2,74

7 Cắm trại 41 55 113 19 17 2,66

8 Giao lưu, tọa đàm 11 25 77 93 39 3,51

9 Dự án 72 82 87 4 0 2,09

10 Hoạt động tuyên truyền 3 67 134 31 10 2,91

11 Hoạt động theo nhóm sở thích 6 14 71 112 42 3,69

Trong số các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh Tiểu học thì có 3/11 hình thức được đánh giá ở mức thường xuyên với ĐTB khá cao từ 4,0 - 4,2. Cụ thể: Tổ chức trò chơi được đánh giá là hình thức tổ chức được thực hiện "Rất thường xuyên" với X= 4,20. Trao đổi thêm với một số giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi được biết việc tổ chức trò chơi được thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và những buổi sinh hoạt câu lạc bộ và thăm quan, dã ngoại... Lí do để hình thức tổ chức này được thực hiện thường xun bởi vì nó dễ tổ chức, tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái và thu hút sự tập trung, chú ý tham gia của nhiều học sinh.

Bên cạnh đó, được đánh giá ở mức độ khá thường xun có các hình thức tổ chức như: Tham quan, dã ngoại; Hội thi; lao động cơng ích; giao lưu, tọa đàm; hoạt động theo nhóm sở thích. Theo dõi bản kế hoạch cũng như những báo cáo tổng kết của các trường trong những năm học gần đây cũng thấy rõ được điều này. Cụ thể: Trong năm học 2018-2019 trường Mầm non - Tiểu học quốc tế Green Star đã tổ chức rất nhiều các hình thức hoạt động như: Hội thi Tìm kiếm tài năng: GreenStar’s Got Tallent; Giao lưu tiếng Anh “Ring the Golden Bell”; Giao lưu văn nghệ chủ đề “Cháu nhớ Bác Hồ”... Ngoài các hoạt động trên, trong trường còn tập trung nhiều CLB như: CLB bơi lội, CLB bóng đá, CLB võ thuật, CLB khiêu vũ, aerobic, CLB mĩ thuật, âm nhạc...thu hút được nhiều học sinh tham gia một cách tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)