Những vấn đề chung về khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở đánh giá biện pháp được đánh giá cần thiết và khả thi nhất trong số các biện pháp đề xuất.

* Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm trên 2 nội dung: (1) Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất; (2) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

* Cách thức tiến hành khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát trên 35 mẫu (bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ phòng giáo dục, cán bộ lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Tác giả xây dựng phiếu số 3 (xem phụ lục 3), trưng cầu ý kiến được thực hiện qua 2 hình thức:

- Trưng cầu ý kiến qua trò chuyện và phỏng vấn - Trưng cầu ý kiến bằng phiếu

Về tính cần thiết của các biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Khơng cần thiết, Ít cần thiết, Trung bình, Cần thiết, Rất cần thiết. Về tính khả thi của biện pháp, tác giả khảo sát trên 5 mức độ: Khơng khả thi, Ít khả thi, Trung bình, Khả thi, Rất Khả thi.

Phiếu trưng cầu ý kiến được tổng hợp và xử lý kết quả. Trên cơ sở đó, tác giả có những phân tích, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)