Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương

trình giáo dục phổ thơng mới ở trường tiểu học

1.4.1.1. Vai trị của hiệu trưởng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Thạc sĩ Cao Thị Thúy Diễm – Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “Hiệu trưởng sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học theo chương trình mới, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động”.

Cụ thể, vai trò của hiệu trưởng được thể hiện ở những điểm sau:

- Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình mới. Trong quá trình đổi mới giáo dục rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể; người chịu trách nhiệm cả về chất lượng và hiệu quả giáo dục tại đơn vị mình.

- Hiệu trưởng là người sẽ giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp triển khai các hoạt động dạy học, giải pháp, quản lí, đánh giá chất lượng giáo dục.

“Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng, dẫn dắt, lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích đã đề ra. Là người định hướng cho đội ngũ giáo viên trong quá trình dạy học để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.”

Còn theo Thạc sĩ Phạm Văn Tiên -Trưởng phịng cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh thì hiệu trưởng có vai trị là người tạo động lực thực hiện cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần có những đánh giá thường xuyên và công bằng về hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu của chương trình mới. Tuyên dương, khen thưởng những giáo viên đạt thành tích vượt trội là một trong những phương pháp tạo động lực cho giáo viên. Có động lực làm việc, giáo viên sẽ tạo mơi trường học tập đổi mới với việc lấy học sinh làm trung tâm mỗi tiết học.

Hiệu trưởng với vai trò là người giám sát và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học theo chương trình mới. Khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên sẽ rất cần đến sự ủng hộ từ hiệu trưởng. Sự hỗ trợ này sẽ giúp giáo viên hoàn

thiện hơn trong công tác giảng dạy, triển khai kế hoạch thực hiện dạy học đảm bảo thời gian và đạt chất lượng cao nhất.

Ngồi ra, hiệu trưởng cịn giữ vai trò giám sát, giúp phát hiện và điều chỉnh kế hoạch thực hiện chương trình mới cho phù hợp.

1.4.1.2. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lí hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Tiểu học.

Trong HĐTN cho học sinh, người hiệu trưởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía người hiệu trưởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thường xuyên thì HĐTN sẽ đi vào nền nếp và ngược lại.

Muốn vậy nó địi hỏi trước hết ở người hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác tổ chức HĐTN cho học sinh trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, người hiệu trưởng mới thấy được tính cấp thiết của việc tổ chức các buổi HĐTN cho học sinh. Người hiệu trưởng phải nắm được và thông suốt một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học do bộ đề ra là phải “Tổ chức tốt các HĐTN”

Khi đã hiểu được vị trí, vai trị và tác dụng của HĐTN, hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các HĐTN vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chun mơn tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của HĐTN, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nền nếp và thành sinh hoạt định kỳ trong nhà trường phổ thông.

Chất lượng chuyên môn sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các HĐTN. Bởi thế người Hiệu trưởng trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong tháng, trong kỳ, trong năm, hồn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trường trong đó có HĐTN.

Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các HĐTN và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt động này.

Hiệu trưởng phải là người xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức có hiệu quả HĐTN cho học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Tiểu học

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Tiểu học

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra [13, tr.333].

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà quản lý phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Xây dựng kế hoạch HĐTN cụ thể cho từng năm học

- Huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch, bao gồm: cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, cha mẹ học sinh...

- Xác định rõ mục tiêu của HĐTN

- Xây dựng các HĐTN phù hợp với mục tiêu. - Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng hoạt động. - Sắp xếp tiến độ thực thi các hoạt động phù hợp.

- Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động thiết thực

- Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phù hợp.

- Hướng dẫn các tổ chun mơn lập kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

- Phê duyệt kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới của tổ chuyên môn.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Những u cầu khi xây dựng kế hoạch HĐTN:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các mơn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch HĐTN cho toàn trường hoặc từng khối lớp và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.

Kế hoạch HĐTN cần xác định rõ:

- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng mơn học hoặc tích hợp các mơn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia; phù hợp với nhiệm vụ của năm học, tâm lý lứa tuổi học sinh và phù hợp với tình hình địa phương và nhà trường.

- Mục tiêu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh,...

- Nội dung của HĐTN: phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

- Năng lực của giáo viên, học sinh khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ

- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về nhận thức, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.

- Các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường tiểu học

Tổ chức cho học sinh trải nghiệm cũng tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực… Khi triển khai tiếp cận này trong dạy học, nhà trường sẽ: Chuyển đổi các hoạt động của người dạy (người dạy có vai trị khơi dậy các vấn đề và hướng dẫn người học) từ người áp đặt sang chuyên gia tư vấn, chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của người học sang người dạy, chuyển đổi hệ thống đánh giá người học, coi trọng thời gian tự học của người học như thời gian học trên lớp…và như vậy mục đích “đổi mới dạy và học để đạt được mục tiêu phẩm chất, năng lực” sẽ dễ thực hiện hơn [15].

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN do hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên ở các khối lớp, các bộ mơn các tổ chức trong và ngồi nhà trường có liên quan.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện HĐTN cho giáo viên và các lực lượng giáo dục khác

- Phát huy vai trị tổ chun mơn trong tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN - Phân công giáo viên phụ trách các hoạt động một cách hợp lý. Sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân cơng theo từng “ê kíp” để cơng việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

- Thống nhất cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong tổ chức HĐTN. HĐTN diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh.

Việc giáo dục học sinh khơng chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên, Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội,... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐTN chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo mơi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.

- Phối hợp tốt với tổ chức Đoàn, Đội trong triển khai HĐTN cho học sinh. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các HĐTN trong trường Tiểu học là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn - Đội. Cụ thể:

+ Ban Giám hiệu: Chỉ đạo, cấp kinh phí, viết giấy giới thiệu, đối ngoại, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để HĐTN đạt kết quả tốt.

+ Giáo viên: giữ vai trị chủ đạo, quan tâm, đơn đốc, động viên, hỗ trợ học sinh

Giáo viên chủ nhiệm: Kết hợp cho học sinh lớp khác tham gia hoạt động chung, mang tính thi đua hữu nghị, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Giáo viên bộ môn: Hỗ trợ về mặt chuyên mơn và các việc theo đúng khả năng có thể được.

+ Học sinh: chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị.

+ Các lực lượng giáo dục khác: quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện.

+ Công đồn: Hỗ trợ nhân sự điều hành, kinh phí, tư vấn, kinh nghiệm. Quan tâm về quyền trẻ em, hỗ trợ đặc biệt về mặt tinh thần.

+ Chi đoàn: Nhân sự trực tiếp tham gia ban tổ chức, hỗ trợ mọi mặt hoạt động. + Hội cha mẹ học sinh: Kinh phí, tham gia quản lý học sinh, tư vấn kinh nghiệm thực tiễn…

+ Hội chữ thập đỏ: Giúp đỡ về trang thiết bị y tế, bổ sung những chuyên viên y tế trong những hoạt động lớn mang tính chất quy mơ…

- Phát huy vai trị tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh trong tổ chức HĐTN. - Huy động được các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia thực hiện HĐTN cho học sinh

- Thảo luận với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường Tiểu học

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN là sự can thiệp của hiệu trưởng vào tồn bộ q trình quản lý HĐTN để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá, để kịp thời chỉ đạo cho tổ điều chỉnh và bổ sung những điều kiện cần thiết cho việc đồi mới hoạt động giáo dục thực hiện được thuận lợi hơn [8].

Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện HĐTN trong nhà trường Tiểu học được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch,

chương trình HĐTN dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường. giáo viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho học sinh tham gia các HĐTN theo chủ đề, chủ điểm và dạy các mơn học.

Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn, giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành phát triển nhân cách, hoạt động xã hội, mô phỏng vv…); xây dựng nội dung HĐTN và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ra sao? Thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra sao?...); Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay khơng? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...)

- Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn - Đội, cha mẹ học sinh để thực hiện chương trình và kế hoạch HĐTN, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức HĐTN cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN của học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN.

HĐTN càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình HĐTN.

Hiệu trưởng cần: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học, nội dung giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)