Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trường

trường Tiểu học

Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý HĐTN ở trường phổ thơng nói chung và các trường Tiểu học nói riêng nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố sau:

1.5.1. Yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Để quản lý tốt HĐTN thì trước hết ban giám hiệu phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trị, tác dụng của HĐTN trong việc hình

thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở đó ban giám hiệu mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐTN. Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình HĐTN. Khi cha mẹ học sinh có nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các HĐ của lớp, của trường.

b. Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay khơng một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có vai trị như là cấu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh.

c. Năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn - Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tổ chức các HĐTN cho học sinh sẽ là yếu tố quyết định.

HĐTN đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và ln ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó địi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và ln có ý thức tìm tịi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

1.5.2. Yếu tố khách quan

a. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh tiểu học:

Học sinh Tiểu học mặc dù độ tuổi còn nhỏ, nhưng các em ln hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh do đó nhu cầu tham gia các hoạt động đa dạng

gắn với thực tiễn dưới hình thức trải nghiệm sẽ rất cao. Thơng qua các hoạt động đó các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. HĐTN giúp khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tịi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp sẽ thu hút được các em tham gia HĐ một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu khơng phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả HĐ sẽ hạn chế.

Mặt khác ở độ tuổi học sinh Tiểu học tính kỉ luật và kiên trì chưa cao do đó khi tổ chức các HĐTN cho các em cần xây dựng nội dung và hình thức tổ chức phù hợp. Nếu khơng sẽ gây sự nhàm chán, khơng kích thích được hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động. Vấn đề đặt ra với người quản lý nhà trường là cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng kế hoạch cũng như chỉ đạo, tổ chức, đánh giá HĐTN sao cho phù hợp với độ tuổi học sinh Tiểu học, có lưu ý đến những đặc điểm tâm, sinh lý của các em.

b. Sự tham gia của gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức HĐTN cho HS

HĐTN là các HĐ được tổ chức trong nhà trường, ngồi xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngồi nhà trường như: Các đồn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; cha mẹ học sinh; các công ty, doanh nghiệp;...

Phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục ngồi nhà trường, khơng những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong q trình giáo dục học sinh mà cịn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN. Vì vậy, ý thức, sự tham gia của phụ huynh, các lực lượng xã hội có liên quan tới tổ chức các HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học.

Tuy nhiên, nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ dẫn đến sự khơng thống nhất, gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, huy động các nguồn lực của các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động

trải nghiệm ngoài nhà trường. Chính vì vậy, người quản lý nhà trường cần thực hiện tốt việc chỉ đạo, liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong quá trình phối hợp tổ chức, quản lý các HĐTN cho học sinh.

c. Chương trình, nội dung giáo dục phổ thơng mới

Chương trình và nội dung giáo dục phổ thơng mới, trong đó có chương trình HĐTN đối với cấp Tiểu học đã được ban hành và chính thức áp dụng đối với cấp Tiểu học từ lớp 1 vào năm học 2020 - 2021. Chương trình và nội dung đã thể hiện rất rõ trong các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên việc vận dụng những yêu cầu về chương trình, nội dung đã quy định cần phải bám sát vào thực tiễn của nhà trường, của địa phương. Người quản lý nhà trường cần tổ chức tốt cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nâng cao nhận thức về chương trình, nội dung của HĐTN đối với cấp Tiểu học. Để từ đó có sự quản lý, chỉ đạo cũng như điều chỉnh kịp thời với cán bộ, giáo viên trong nhà trường làm tốt việc thực hiện HĐTN theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới.

d. Quy chế, quy định liên quan tới tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Quản lý HĐTN trong nhà trường Tiểu học cần bám sát các văn bản thể hiện quy chế, quy định liên quan đến việc tổ chức HĐTN cho học sinh của Bộ GD & ĐT, các văn bản hướng dẫn triển khai của Sở, phịng GD & ĐT địa phương. Do đó, các văn bản cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể, kịp thời để phổ biến, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Dựa trên những quy chế, quy định đó cũng giúp cho nhà quản lý nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá học sinh và giáo viên, khen thưởng những cá nhân có nhiều thành tích cũng như có ý kiến chỉ đạo kịp thời, phê bình những trường hợp chưa thực hiện tốt để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

e. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho tổ chức HĐTN.

Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngồi nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng đó là yếu tố cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động. Thực tế hiện nay điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí dành cho HĐTN ở các trường Tiểu học nói chung và nhất là ở các trường vùng nơng thơn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ

chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, cha mẹ học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTN ở các trường.

Tiểu kết chương 1

HĐTN là hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trên cơ sở làm rõ mục tiêu, chương trình, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN giúp đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện tốt hơn việc quản lý HĐTN cho học sinh tiểu học

Quản lý HĐTN bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN. Để thực hiện tốt hoạt động này cán bộ quản lýphải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt HĐTN.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến HĐTN, quản lý HĐTN, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện HĐTN là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTN ở các trường Tiểu học tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)