Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HĐTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 94 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTNtheo chương trình giáo dục phổ thông mớ

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HĐTN

theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở các trường Tiểu học trên địa bàn

a. Mục tiêu

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐTN cho học sinh để thu thập các thông tin minh chứng cụ thể, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch HĐTN của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường. Trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công việc, kịp thời khen thưởng, phát huy ưu điểm đồng thời thực hiện tốt việc hỗ trợ, tư vấn, uốn nắn kịp thời các sai lệch để đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả và có chất lượng cao.

- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh thông qua các HĐTN do nhà trường tổ chức

- Giám sát, hỗ trợ kịp thời tạo cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý trong các giai đoạn của quá trình thực hiện cũng như đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức thực hiện HĐTN của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá rõ ràng về HĐTN, đối với cấp Tiểu học kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cuối năm là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên định kỳ về phẩm chất và năng lực theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

- Phải tiến hành kiểm tra tồn diện q trình hoạt động từ khâu chuẩn bị hoạt động (kiểm tra trước hoạt động), khâu triển khai hoạt động (kiểm tra trong hoạt động) và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động (kiểm tra sau hoạt động) để phát huy tốt chức năng của kiểm tra trong quản lý trường học.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của BGH, với tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên và cha mẹ học sinh; đa dạng hóa hình thức kiểm tra; kiểm tra việc triển khai các HĐTN được thực hiện bên trong và bên ngồi nhà trường có thể báo trước hoặc đột xuất.

- Hiệu trưởng kết hợp kiểm tra trực tiếp giáo viên cùng với sử dụng kết quả kiểm tra của các tổ chuyên môn, các bộ phận khác trong nhà trường để đánh giá xếp loại giáo viên cũng như kết quả giáo dục của học sinh.

- Trang bị máy ghi hình các HĐTN được tổ chức ở trong và ngồi nhà trường làm tư liệu cho các giáo viên tham khảo và giới thiệu với cha mẹ học sinh hoặc các lực lượng giáo dục khác về các kết quả đạt được cũng như hoạt động đã tiến hành tổ chức.

- Đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTN của học sinh phải khách quan, đúng với thực chất, việc đánh giá giáo viên cũng được xem xét theo hướng tích cực, cụ thể, rõ ràng dựa trên các tiêu chí đã xây dựng

- Kết quả kiểm tra giáo viên có thể được sử dụng để đánh giá xếp loại thi đua, xếp loại viên chức trong năm học, để tạo động lực cho cán bộ, giáo viên làm tốt các nhiệm vụ, yêu cầu được giao

c. Điều kiện thực hiện

- Tuân thủ theo quy định chung và phải đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch tổ chức HĐTN

- Lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá phải là những người có năng lực quản lý, tổ chức các HĐTN.

- Kết quả kiểm tra HĐTN phải được xử lý khách quan, cơng bằng, đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu.

3.2.6. Biện pháp 6: Khai thác hiệu quả các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)