Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học

Các biện pháp quản lý HĐTN trong trường Tiểu học phải hướng tới việc tổ chức được hiệu quả các hoạt động theo đúng qui định của chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cơ bản, góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục "lí luận gắn với thực tiễn", phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý được đề xuất không loại bỏ những cách làm đúng, đã và đang thực hiện phù hợp và hiệu quả. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, không nên loại bỏ các biện pháp cũ để tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Do đó, việc đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế.

Bên cạnh tính kế thừa thì việc đề xuất các biện pháp cũng phải đảm bảo tính đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý HĐTN như: (1) Lập kế hoạch quản lý HĐTN; (2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện các HĐTN; (3) kiểm tra, đánh giá các HĐTN. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các thành viên tham gia vào việc quản lý HĐTN: Từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên, nhân viên mỗi nhà trường. Ngoài ra còn đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý HĐTN, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức HĐTN của các trường, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và con người.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý còn được thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, các yêu cầu của ngành vào chương trình hoạt động của nhà trường gắn với bối cảnh thực tiễn địa phương.

Các biện pháp khi được xây dựng và thực hiện phải đảm bảo tính khả thi. Nếu không, tất cả các biện pháp quản lý HĐTN đề xuất sẽ khó đạt được hiệu quả và theo đó các biện pháp đề xuất sẽ không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của các trường Tiểu học, phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cán bộ quản lý cấp trên, sự đồng thuận và ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất khi thực hiện phải đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả của biện pháp được thể hiện ở mặt kinh tế, mặt xã hội và hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)